Đề thi và gợi ý đáp án môn Ngữ Văn THPTQG 2020

Đề thi và đáp án sơ bộ môn Ngữ Văn THPTQG 2020

I. Đọc hiểu:

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Các loài thực thực vật ở vùng Tsunoda đã: đua nhau nở hoa, nảy mầm, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không…. . Và chúng đã tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với mùa đông khắc nghiệt sắp tới. Các loài thực vật ở vùng Tsunoda thuộc Bắc Cực đã biết thích ứng với hoàn cảnh, với môi trường sống khắc nghiệt của mình để sống hết mình trong mỗi khoảnh khắc thực tại.

Câu 3:

  • Tương đồng về sự sống giữa các loài thực vật
  • Giống: vất vả nảy mầm nở hoa, ra hạt, oằn mình chịu đựng, tiếp tục sống
  • Sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc trong suốt khoảng time sống được trong hạn định.
  • Sống hết mình cho thời khắc hiện tại –> Trân trọng sự sống dù khó khăn trắc trở –> sống tận hiến, tận hưởng

Câu 4:

Đồng tình với nhận định…….

Vì: ………………………….

II. Làm văn

Câu 1: 

Mở đoạn: Cuộc sống vốn ngắn ngủi, chính vì vậy chúng ta luôn phải trân trọng mỗi ngày.

Thân bài: Giải thích: Trân trọng cuộc sống mỗi ngày là: sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng giờ, từng phút của cuộc sống hiện tại.

Bàn luận:

  • Thật vậy cuộc sống của con người vốn có thời hạn nên chúng ta nên phải trân trong cuộc sống mỗi ngày (nêu ra các công việc thường ngày… học tập, lao động… từ những việc nhỏ nhất).
  • Tận hưởng cuộc sống trong khoảnh khắc hiện tại từ những điều đơn giản.
  • Lấy dẫn chứng (lấy dẫn chứng về Covid để mang tính thời sự).
  • Khi chúng ta sống hết mình sẽ tận hưởng được sự vui vẻ, thấy được ý nghĩa ngay lúc này–> đó gọi là hạnh phúc.
  • Có những người sống nhanh, sống gấp, chỉ biết tận hưởng mà không tận hiến. (mặt trái).

Kết: Bài học, nhận thức: Sống toàn tâm, toàn trí, toàn tâm hồn.

Câu 2:

ĐÁP ÁN GỢI Ý:
1. Mở bài:
(1) Đất nước là một đề tài phong phú của thơ ca Việt Nam. Trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ hay, nhiều tác giả thành công về đề tài này. Đất nước anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, mang hồn thu Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Đất nước cổ kính, dân gian, mang hồn quê Kinh Bắc của Hoàng Cầm. Đất nước hóa thân cho một dòng sông xanh, đầy ắp kỷ niệm trong thơ Tế Hanh. Đất nước hài hòa trong dáng hình quê hương và tình yêu đôi lứa trong thơ Giang Nam. Nhưng riêng Nguyễn Khoa Điềm với những khám phá sâu sắc mới mẻ về đất nước, đặc biệt là tu tưởng Đất Nước của Nhân Dân đã đêm đến cho chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Tư tưởng Đất Nước của Nhân Đân được tác giả thể hiện đặc sắc trong đoạn thơ:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
……………….
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

(2) Cùng viết về đề tài Đất Nước nhưng mỗi nhà thơ lại có những khám phá độc đáo riêng. Nhà thơ Tạ Hữu Yên trầm tư trước một đất nước “thon thả giọt đàn bầu”. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo say mê ca ngợi đất nước “hình tia chớp”. Còn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại gửi gắm những suy ngẫm về tư tưởng đất nước của nhân nhân trong trường ca Mặt đường khát vọng. Đoạn trích “Đất Nước” thuộc chương V của trường ca là hạt nhân tư tưởng của toàn tác phẩm. Với đoạn thơ từ câu “Em ơi em, Hãy nhìn rất xa…” đến hết câu thơ cuối của đoạn trích “Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa thành công tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.

2. Thân bài
2.1. Khái quát một vài nét về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ NKĐ hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
NKĐ viết trường ca MĐKV năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt ở chiến trường miền Nam. Tác phẩm được in lần đầu vào năm 1974. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của tác phẩm, là một trong những đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại.

Có thể bạn quan tâm:  Sơ đồ tư duy Vợ Chồng A Phủ

2.2. Khái quát nội dung toàn bài thơ và đoạn trích thơ
Đoạn trích Đất Nước gồm 2 phần: Phần 1 (42 câu thơ đầu): Hình tượng Đất Nước muôn đời với những khám phá mới mẻ, sâu sắc. Phần 2 (47 câu còn lại): tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.

Đoạn trích thơ nằm trong phần 2 thể hiện sâu sắc tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân: Dân dân vô danh đã lao động, dựng xây, chiến đấu bảo vệ đất nước nên đất nước của nhân dân; Nhân Dân vô danh đã giữ gìn và truyền lại đất nước cho thế hệ sau nên đất nước của nhân dân.

2.3. Phân tích nội dung đoạn trích “Em ơi em….hết”

a) Sự kế thừa tư tưởng “thân dân” “lấy dân làm gốc” từ thời đại Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, đến thời đại Hồ Chí Minh, Nguyễn Khoa Điềm:
– Tư tưởng của Nguyễn Khoa Điềm không mới vì đó là sự kế thừa tư tưởng “thân dân, lấy dân làm gốc”
-Nguyễn Khoa Điềm đã làm mới, làm sâu sắc hơn nhưng bằng cách nói giản dị, hàm súc và độc đáo:
+Dân dân vô danh đã góp công làm ra đất nước nên đất nước của nhân dân
+Dân dân vô danh đã lao động, dựng xây, chiến đấu bảo vệ đất nước nên đất nước của nhân dân
+Nhân Dân vô danh đã giữ gìn và truyền lại đất nước cho thế hệ sau nên đất nước của nhân dân.
b) Dân dân vô danh đã lao động, dựng xây, chiến đấu bảo vệ đất nước nên đất nước của nhân dân

***)Nhân dân lao động dựng xây Đất Nước:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng”
– Cách nói “em ơi em”: lời thủ thỉ, tâm tình của “Anh” với “em”, của người con trai với người mình yêu , nên rất dễ đi vào lòng người.
– Số từ “bốn nghìn năm” : là thời gian ước lệ, biểu trưng cho quá trình dựng nước giữ nước lâu đời của ta.
– Cụm từ láy “người người lớp lớp” : nhấn mạnh các thế hệ suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước có công lớn trong việc lao động dựng xây cho đất nước
– Danh từ “con gái” “con trai”: chỉ những người trẻ, thế hệ trẻ, là những người tiên phong, đi đầu cũng là thế hệ tương lai dựng xây đất nước.
– Tính từ “cần cù” và động từ “làm lụng”: phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam , cần cù chịu thương chịu khó.

***)Nhân dân chiến đấu bảo vệ Đất Nước:
“Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”
– Vai trò của người “con trai”, người đàn ông khi có giặc ngoại xâm: Là những người mang trọng trách, nghĩa vụ ra trận đánh giặc cứu nước
– Vai trò của người “con gái”, người đàn bà khi có giặc ngoại xâm: Là hậu phương vững chắc, lại là tiền tuyến nếu hoàn cảnh cần.
+ Vận dụng thành ngữ “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”: nhấn mạnh vai trò của người phụ nữ, trân trọng, cảm phục người phụ nữ nói chung, những bà mẹ Việt Nam anh hùng nói riêng.
+ Tinh thần của cuộc kháng chiến chống Pháp được gợi nhắc “toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”
– Điệp từ “nhiều”, “anh hùng”: nhấn mạnh truyền thống tự lực tự cường, dũng cảm, chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc, đất nước.
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
– Điệp cấu trúc: Nhấn mạnh vai trò và truyền thống chống giặc ngoại xâm, yêu nước, quyết chiến đấu bảo vệ đất nước:

Có thể bạn quan tâm:  Đáp án tham khảo môn Ngữ Văn THPTQG 2024

***)Nhân dân đã tạo ra truyền thống lịch sử của đất nước

“Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
– Câu hỏi tu từ: “Nhưng em biết không”: Lời băn khoăn , trăn trở, muốn tìm biết, muốn nhắc nhở
– Lời thơ có tính chất giảng giải, tâm sự, chuyện trò “Nhưng em biết không”
+ Đoạn thơ trước đó đã nói lên lòng cảm phục, ca ngợi những người anh hùng vô danh
+ Đoạn thơ này như lời khẳng định
– Cách nói “biết bao người” để chỉ số đông
+ Đầu đoạn thơ số đông là: bà, cha, mẹ
+ Giữa đoạn thơ số đông là: những người vợ nhớ chồng, cặp vợ chồng yêu nhau, những người dân nào, người học trò nghèo
+ Cuối đoạn thơ số đông là: những người con gái, con trai; những người giống ta lứa tuổi
=> Có sức lay động mạnh mẽ mỗi người.
– Cụm từ “bốn ngàn lớp người” không chỉ thời gian bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước mà còn khẳng định lịch sử đất nước chính do các lớp người, do nhân dân làm nên. Lịch sử đất nước trong quan điểm của NKĐ không còn là lịch sử của những ông vua bà chúa hay các triều đại mà đó là lịch sử của hàng nghìn lớp người, của dân dân. Nhân dân hiện lên lớn lao, cao cả, anh hùng
– Tính từ “giản dị”, “bình tâm”, động từ “sống”, “chết”: Nhân dân sáng tạo ra truyền thống, họ là những người
+ Sống: giản dị
+ Chết: bình tâm
– Điệp cấu trúc: Nhấn mạnh đối tượng, khẳng định chính nhân dân đã làm ra đất nước.

c. Nhân dân đã giữ gìn và truyền lại những di sản, những giá trị tốt đẹp của đất nước cho thế hệ sau.

“Họ đã giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”
– Điệp từ “họ”: nhấn mạnh đông đảo nhân dân vô danh
– Điệp cấu trúc câu: nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân dân trong quá trình giữ gìn và truyền lại đất nước cho đời sau
– Các hình ảnh thơ mang tính biểu trưng:
+ Hạt lúa: không chỉ là hạt giống cho mùa sau mà còn là hiện thân cho nền văn minh lúa nước
+ Ngọn lửa: không chỉ là hơi ấm, niềm tin, ánh sáng mà còn đánh dấu sự phát triển của văn minh nhân loại
+ Giọng điệu: không chỉ là tiếng nói, ngôn ngữ mà còn là nét văn hóa văn hiến dân tộc
+ Tên làng, tên xã: không chỉ là những cái tên riêng mà còn là dấu ấn đặc trưng của từng vùng miền, từng không gian văn hóa.
– Các động từ “giữ”, “chuyền”,“ truyền”, “gánh”, “đắp”: khẳng định vai trò của nhân dân
=> Nhân dân đã giữ gìn và truyền lại cho đời sau không chỉ những giá trị vật chất mà còn cả những giá trị tinh thần, không chỉ những thứ bé nhỏ bình dị mà còn cao cả lớn lao.
“Dạy anh biết “yêu em từ thủa trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
Qua ca dao thần thoại, Nhân Dân đã đem đến cho chúng ta những bài học đạo lý, dạy chúng ta biết yêu thương, biết trân trọng công sức nghĩa tình, biết căm ghét cái xấu, cái ác, biết kiên trì nhẫn nhục phục thù- biết cách làm người có tấm lòng nhân hậu và tâm hồn lạc quan.

Có thể bạn quan tâm:  Nghị luận về đức tính khiêm tốn 200 từ

d) Những câu thơ cuối đoạn trích là Khúc vĩ thanh về Đất Nước, Nhân Dân

“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…

Có lẽ tứ thơ xuất phát từ cảm hứng về những dòng sông chảy trên khắp đất Việt với những điệu hò, lời ca, tiếng hát của người lao động trên sông. Rất nhiều “những dòng sông” có nguồn gốc “từ đâu” thì khi về đến đất nước Việt Nam cũng trở thành dòng sông của những lời ca, tiếng hát. Đất Nước ta là đất nước của những dòng sông lấp lánh câu ca, tiếng hát. Đó là những câu hát quật cường trong chiến đấu, hăng say trong lao động, tươi trẻ trong vui chơi,…Những âm thanh ngọt ngào của những điệu hò mái nhì, mái đẩy trên sông Hương xứ Huế, âm thanh tha thiết của những điệu hò ví dặm sông Lam, âm thanh hào tráng trẻ trung trong những tiếng hò của những người “chèo đò, kéo thuyền, vượt thác” trên dòng sông khúc thượng nguồn Tây Bắc…Tất cả đều là những tiếng hát trong lao động hăng say với tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu lao động, yêu cuộc sống. Tinh thần đó cũng chính là cội nguồn sâu xa nhất của những phẩm chất tốt đẹp giúp Nhân Dân dựng nước và giữ nước đến ngày nay. Đất Nước của những người dân kiên cường trong chiến đấu, hăng say trong lao động, lạc quan trong cuộc sống. Đất Nước của những tấm lòng nhân hậu, của những tâm hồn lãng mạn, tràn đầy tin yêu.
ð Nhân Dân không chỉ làm ra Đất Nước, Nhân Dân không chỉ lao động, dựng xây, chiến đấu bảo vệ Đất Nước, Nhân Dân không chỉ giữ gìn và truyền lại những giá trị tốt đẹp cho Đất Nước, Nhân Dân còn đem đến “vẻ đẹp lãng mạn say người” (chữ dùng của TS. Trịnh Thu Tuyết) cho Đất Nước trên “trăm dáng sông xuôi”.

2.4 Tiểu kết:
– Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” mà Nguyễn Khoa Điềm khẳng định trong phần hai của đoạn trích “Đất Nước” đã được ông làm sáng tỏ qua những vần thơ chan chứa tình cảm, cảm xúc mà lắng sâu, thuyết phục.
– Nếu coi tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” là một vấn đề nghị luận thì tất cả những câu thơ trong phần hai đều là những luận cứ, luận chứng, lập luận của tác giả để làm sáng tỏ tư tưởng của mình:
+ Bởi nhân dân đã hóa thân để làm ra đất nước nên đất nước là của nhân dân
+ Bởi nhân dân đã lao động dựng xây, chiến đấu bảo vệ đất nước, sáng tạo ra những truyền thống tốt đẹp cho đất nước nên đất nước là của nhân dân
+ Bởi nhân dân đã giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những di sản, thành quả, truyền thống tốt đẹp nên đất nước là của nhân dân.
-Nghệ thuật
– Thành công với thể thơ tự do: Lúc cô đúc, dồn nén, lúc tuôn trào mãnh liệt
– Giọng điệu: Trữ tình chính luận
– Ngôn từ: Vận dụng sáng tạo ngôn từ thuộc vốn văn hóa dân gian

3. Kết bài:
– Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của trường ca Mặt đường khát vọng là đoạn trích tiêu biểu và là hạt nhân tư tưởng cho toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm.
– Thông qua những vần thơ chan chứa tình cảm, NKĐ đã đem đến cho độc giả những khám phá sâu sắc, mới mẻ trên nhiều bình diện về hình tượng đất nước. Đồng thời, khẳng định, chứng minh thuyết phục tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”. Qua đó, gián tiếp thể hiện lòng yêu nước vô bờ, đưa ra những bài học nhận thức sâu sắc, đúng đắn về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.

Cre: Học Văn cô Hoàng Nhung

Để lại Lời nhắn