Kể chuyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” bằng lời văn của em

Dàn ý:

  1. Mở bài
  • Giới thiệu về câu chuyện mà em định kể (em biết rất nhiều truyện truyền thuyết, trong đó em thích nhất là “Sơn Tinh-Thủy Tinh”, câu chuyện kể về cuộc tranh tài của hai vị thần)
  1. Thân bài

Kể lại câu chuyện theo tiến trình

  • Vua Hùng kén rể: Vua Hùng thứ 18 có một người con gái tên là Mỵ Nương xinh đẹp, dịu hiền đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua ra lệnh tuyển phò mã.
  • Hai người tài đến cầu hôn

+ Sơn Tinh: người vùng núi, biết bốc đồi, dời núi

+ Thủy Tinh: người miền biển, có tài hô mưa, gọi gió

  • Vua Hùng đưa ra điều kiện chọn rể: sính lễ voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao. Ai đến trước thì được cưới Mị Nương
  • Giao tranh giữa hai vị thần

+ Sơn Tinh đến trước, cưới được vợ

+ Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ tức giận đuổi đánh Sơn Tinh

+ Thủy Tinh làm dông bão, dâng  nước đánh Sơn Tinh

+ Sơn Tinh bốc đồi, dời núi, dựng thành lũy ngăn dòng nước lũ

+Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua rút về

+Hàng năm Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại

  1. Kết bài: Cảm nhận chung của em về câu chuyện

Bài văn mẫu 1:

Từ nhỏ em đã được bà kể cho rất nhiều truyền thuyết như “Con rồng cháu tiên”, “Thánh Gióng”,.. nhưng em thích nhất là câu chuyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Truyện kể về cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để cưới được công chúa Mị Nương. Sau đây em xin kể lại toàn bộ câu chuyện.

Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp hơn người lại còn hiền thục, nết na tên là Mị Nương. Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, vua cha muốn tìm cho nàng một người chồng thật xứng đáng nên đã truyền lệnh kén rể. Rất nhiều anh tài từ khắp nơi đổ về cầu hôn muốn cưới được công chúa nhưng chưa người nào lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người đến từ vùng núi Tản Viên tự xưng là Sơn Tinh, một người đến từ vùng biển tên là Thủy Tinh. Sơn Tinh có tài lạ là vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy đồi. Tài năng Thủy Tinh cũng không kém. Chàng ta gọi gió gió đến, hô mưa mưa về.

Có thể bạn quan tâm:  Kể về một chuyến ra thành phố - Bài văn kể về một chuyến ra thành phố lớp 6 đạt điểm 9,10

Cả hai chằng trai đều tài giỏng khiến nhà vua rất đau đầu không biết nên chọn ai. Sau khi bàn bạc với quần thần, vua Hùng ra quyết định “Sáng ngày mai ai đem sính lễ đến trước sẽ là chồng công chúa. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.

Hai chàng trai về núi, về biển ra sức tìm kiếm sính lễ để có thể đón được công chúa. Vì là chúa non cao nên Sơn Tinh dễ dàng tìm được đầy đủ sính lễ mà nhà vua yêu cầu, sáng hôm sau từ rất sớm chàng đã mang sinh lễ đến và cưới được Mị Nương. Thủy Tinh ở miền biển nên việc tìm kiếm sính lễ mất thời gian hơn nên đã đến sau.  Khi biết Mị Nương đã được đón đi, Thủy Tinh tức giận, cưỡi sóng đem quân đuổi theo đòi cướp công chúa về. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyển đất trời, nước dâng lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng vườn, nhà cửa, nước ngập đến lưng đồi, nước lũ cuốn trôi hết hoa màu, lợn gà, tài sản của nhân dân… cả thành Phong Châu ngập trong biển nước.

Sơn Tinh không hề lo sợ, bình tĩnh chiến đấu với thủy tinh. Thần dung phép lạ, hô một tiếng dãy đồi phía Tây mọc lên, hô tiếng thứ hai ngọn núi phía Đông vươn cao vời vợi. Chàng bốc đồi, dời núi tạo thành thành vách ngăn chặn dòng nước lũ. Hai người một người làm bão, dâng nước, một người dời núi xây thành… cứ thế đánh nhau suốt mấy tháng trời. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức bị Sơn Tinh đánh bại. Thủy Tinh thua đành rút quân về nhưng vẫn luôn ôm hận trong lòng, muốn cướp lại Mị Nương, vì thế mà cứ vào tháng 8, tháng 9 hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh đòi lại công chúa, nhưng luôn thất bại.

Có thể bạn quan tâm:  Những bài văn hay lớp 6 hay nhất

Kết thúc, Sơn Tinh và công chúa Mị Nương sống hạnh phúc bên nhau. Hàng năm chàng vẫn luôn cùng người dân chiến đấu với sự trả thù của Thủy Tinh.

Truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” có ý nghĩa thật sự quan trọng đối với tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam. Thông qua câu chuyện tình yêu của hai vị thần dành cho công chúa xinh đẹp, cùng các yếu tố tưởng tượng kì ảo, câu chuyện đã giải thích được hiện tượng lũ lụt và ước mong chế ngự thiên tai của con người.

Bài văn mẫu 2:

Truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” là một truyện dân dân của dân tộc Việt Nam. Thông qua trận chiến của thần núi và thần biển, ông cha ta đã giải thích về hiện thực mưa lũ hàng năm và thể hiện ước nguyện của mình vào đó. Sau đây tôi sẽ kể lại câu chuyện:

Chuyện kể rằng, vào đời vua Hùng thứ mười tám, có một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp tên là Mỵ Nương. Nước da nàng trắng hồng, dáng người uyển chuyển, mái tóc đen mượt mà, tính tình thì đoan trang hiền thục… Vua cha rất yêu thương nàng. Có rất nhiều người đến cầu hôn công chúa nhưng vua Hùng chưa ưng ý ai.

Một hôm, có hai chàng trai cùng đến cầu hôn. Một người đến từ vùng núi Tản Viên, tên là Sơn Tinh, có tài lạ: vẩy tay bên trái bên trái mọc lên một quả đồi, vẩy tay bên phải bên phải mọc lên một dãy núi, chàng dời non, chuyển núi chỉ bằng một cái vẩy tay, chàng còn có thể điều khiển được các muôn thú trong rừng… Chàng trai còn lại tên là Thủy Tinh, cai quản vùng  biển Đông cũng có tài không kém. Giọng chàng ầm ầm, dội vang như tiếng sấm, hô một tiếng gió nổi lên, hô hai tiếng mây đen ầm ầm kéo đến, hô tiếng thứ ba mưa bão kéo đến. Thủy Tinh làm chủ các dòng nước, và những sinh vật sống dưới nước đều phục tùng chàng.

Một người làm chúa vùng non cao, một người làm chúa vùng biển lớn, cả hai đều tài phép hơn người khiến vua Hùng vô cùng băng khoăn không biết chọn ai. Sau khi bàn bạc cùng các cận thần, vua Hùng đã đưa ra một thử thách cuối cùng. Nhà vua nói rằng “Cả hai chàng đều rất tài giỏi, ta rất hài lòng. Thế nhưng ta chỉ có một người con gái, không biết nên gả cho ai. Vậy nên, ngày mai ai đưa sính lễ gồm  voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao đến trước sẽ là chồng của công chúa”. Hai chàng trai nhận lệnh của vua lập tức về chuẩn bị. Sơn Tinh nhờ sự trợ giúp của muôn thú trong rừng đã nhanh chóng tìm được đủ sính lễ và tờ mờ sáng hôm sau đã đến đón được Mỵ Nương. Thủy Tinh về biển hạ lệnh các các loài tôm, cá cùng đi tìm sính lễ cho mình nhưng vì là vùng biển nên việc tìm những sản vật đó gặp khó khăn. Mặc dù cuối cùng Thủy Tinh cũng đã có đủ sính lễ nhưng khi chàng đến hoàng cung thì công chúa Mỵ Nương đã được Sơn Tinh đón về.

Có thể bạn quan tâm:  Tả cảnh hoàng hôn trên quê em

Thủy Tinh vô cùng tức giận, chàng cưỡi sóng đuổi theo đòi cướp công chúa về. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng lũ nhấn chìm đất đai, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu,… kinh thành chìm trong biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng, chàng dùng phép nâng đất cao lên, chàng bốc đồi, dời núi ngăn dòng nước lũ, cùng người dân chống lại với lũ lụt do Thủy Tinh gây ra… Nước dâng lên cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại cho đất cao lên bấy nhiêu. Hai thần đánh nhau mấy tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành rút lui, thế nhưng hắn vẫn ôm hận trong lòng, hàng năm đều dâng nước lên đánh Sơn Tinh để đòi lại công chúa. Sơn Tinh chiến thắng, sống hạnh phúc cùng công chúa Mỵ Nương xinh đẹp và được người dân thành Phong Châu yêu quý.

Như vậy, truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh” đã thể hiện rõ mong ước chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Thông qua các yếu tố hoang đường, kì ảo câu chuyện về thiên tai lũ lụt đã đi vào tuổi thơ mỗi đứa trẻ Việt Nam một cách êm đềm mà sâu sắc nhất.

Để lại Lời nhắn