Kể chuyện tưởng tượng hay – Cách viết bài văn mẫu hấp dẫn

Kể chuyện tưởng tượng là một thể loại văn học mà các em sẽ được học trong văn cấp 2. Để giúp các em học sinh nắm rõ cách cách viết và viết thật tốt. Hôm nay chúng ta sẽ cùng giaovienvietnam.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Dàn ý một bài văn kể chuyện tưởng tượng

  1. a) Mở bài:

– Giới thiệu khái quát vấn đề sẽ kể đến trong bài viết. Để có được mở bài hay, cần nêu trọng tâm và phạm vi vấn đề một cách ngắn gọn. Câu văn nên viết tự nhiên, hấp dẫn và rành mạch.

  1. b) Thân bài:

– Triển khai nội dung chi tiết để làm sáng tỏ vấn đề mà mở bài đã nêu. Thân bài gồm nhiều đoạn và giữa các đoạn có câu hoặc từ chuyển tiếp.

– Một bài văn kể chuyện tưởng tượng đầy đủ nội dung sẽ bao gồm các phần:

  • Trình bày nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, hoàn cảnh…
  • Thắt nút: mâu thuẫn xuất hiện và những phản ứng của các nhân vật
  • Phát triển: mâu thuẫn ngày càng phát triển, nhân vật phản ứng ra sao?
  • Cao trào: mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, người viết phải đưa ra phương án giải quyết.
  • Mở nút: mâu thuẫn được giải quyết, “nút thắt” được cởi bỏ.
  1. c) Kết bài:

– Người viết cần kết luận lại vấn đề đã đặt ra ở mở bài và giải quyết ở thân bài.

Có thể bạn quan tâm:  Tả ngôi trường của em

– Một kết bài hay phải khơi gợi được suy nghĩ và ấn tượng nhất định trong lòng người đọc.

Bài văn mẫu kể chuyện tưởng tượng hay

  • Bài 1: Kể về cuộc gặp gỡ với một nhân vật cổ tích mà em yêu mến.

Đêm mùa hè, ánh trăng dịu dàng tỏa sáng khắp mặt đất nơi bà cháu em đang nằm hóng mát. Em dựa ngực bà, nũng nịu đòi bà kể chuyện cổ tích. Bà em tuy đã già rồi nhưng bà vẫn có trí nhớ rất tốt.. Tiếng bà chậm rãi thủ thỉ bên tai, em thấy mình xuất hiện trong thế giới cổ tích thần kì…

Tiếng trống đồng rộn rã, mọi người đang xôn xao bàn tán. A! Hôm nay là ngày vua Hùng chọn người kế vị. Hai mươi vị hoàng tử đã vào cung. Các lễ vật lần lượt được dâng lên vua cha. Chao ôi, toàn những thứ quý hiếm trên rừng dưới biển đủ cả. Thế nhưng vua Hùng dường như vẫn còn băn khoăn chưa quyết định.

Ngay lúc đó, hoàng tử Lang Liêu bước vào. Khác với các anh em, Lang Liêu vẫn mặc bộ quần áo nâu giản dị. Chàng kính cẩn dâng mâm lễ vật dâng vua cha. Lúc này, một mùi thơm vừa quen thuộc bay thoang thoảng khắp nơi. Vua Hùng hài lòng phán rằng:

– Đây, đây mới chính là lễ vật quý giá mà ta mong đợi! Lang Liêu, con xứng đáng là người kế vị của ta!

Không dấu nổi sự tò mò, em vội bước tới gần và hỏi Lang Liêu:

– Lang Liêu ơi, chàng đã dâng lên vua cha lễ vật quý giá gì vậy ?

Lang Liêu mỉm cười trả lời:

– Ta đã dùng gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn để làm ra hai loại bánh. Bánh hình vuông tượng trưng cho đất, bánh hình tròn tượng trưng cho trời. Bằng chính sức lao động và hạt gạo quen thuộc, ta muốn dâng lên vua cha tinh hoa của trời đất!

Có thể bạn quan tâm:  Tả cây phượng lớp 6 – những lưu ý để làm bài tốt

Vốn còn định hỏi chuyện thêm, nhưng bỗng nhiên em bị tiếng gọi của ai đó gọi về. Giật mình tỉnh giấc, hóa ra em đã ngủ quên trong lúc nghe bà kể chuyện. Em cứ ngẩn ngơ tiếc mãi về giấc mơ về cuộc hội ngộ đầy diệu kỳ này.

  • Bài 2: Kể chuyện tưởng tượng về mười năm sau em về thăm lại mái xưa

Sau bốn năm miệt mài học tập ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi đã trở thành cử nhân và được nhận vào làm việc trong một cơ quan báo chí. Mới ngày nào tôi là cậu học sinh cấp 2, thoắt cái mà đã 10 năm. Bao kỉ niệm của tuổi học trò tinh nghịch, đáng yêu vẫn còn hiện rõ trong kí ức …

Năm nay, ngày nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cấp 2 mà tôi xa cách đã lâu. Hồi học lớp 6B do cô Tâm dạy văn làm chủ nhiệm, tôi được bầu làm lớp trưởng. Các bạn trong lớp “tín nhiệm” vì tôi học khá và rất nhiệt tình trong mọi công việc chung.

Trường tôi nằm trên một khu đất khá rộng, có tường xây bao quanh. Đoạn đường dẫn từ quốc lộ vào tới cổng trường rộng chừng năm, sáu mét. Chiếc bảng hiệu đề tên trường màu xanh, nổi bật từ xa với hàng chữ trắng: Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du.

Ba dãy phòng học lợp tôn đỏ nối với nhau theo hình chữ U, ở giữa là sân trường với cột cờ cao uy nghiêm. Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu hiện lên trong kỹ ức. Về thăm trường lần này, tôi hi vọng có thể ôn lại những gì thân thuộc một thời.

Có thể bạn quan tâm:  Tả cảnh biển - Không gian vạn người mê mẩn

Nhưng sao tôi có cảm giác lạ thế này? Vẫn là trường cũ đó, vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng nay đã có một hàng cây xanh cao vút. Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu, sạch đẹp. Cổng trường được xây bề thế và sơn màu trắng sữa trông rất đẹp.

Đọc thêm bài viết – Hướng dẫn cách làm bài văn kể chuyện lớp 4

Nổi bật nhất là dãy phòng học ba tần cao sừng sững, mái ngói đỏ tươi. Tường sơn màu vàng, các cửa đều sơn màu xanh nhìn thật hài hòa. Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu, hội trường, thư viện,…. Trước cửa các lớp học đều có bồn hoa nhiều sắc màu.

Gặp lại các thầy cô cũ, lòng tôi trào lên một niềm xúc động khó tả. Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi, trìu mến gọi tên và hỏi thăm tôi. Cô Tâm xiết tay tôi thật chặt, chúc mừng tôi đã thành công. Tôi thầm nghĩ: Dù đi đâu, mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường cấp 2 cùng quý thầy cô, bạn bè thân yêu này.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách lập dàn ý một bài văn kể chuyện tưởng tượng. Bên cạnh đó là những bài văn mẫu để các em có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho các em những kiến thức thật bổ ích.

31 Bình luận

  1. nam
  2. Minh khan
  3. Minh kha
  4. Thành
  5. Khách
  6. vân
  7. Minh
  8. Khách
  9. Mình có đáng yêu không
  10. Wai
  11. Khách
  12. Khách
  13. Thỏ
  14. Khách
  15. Rsffaraf
  16. Hi
  17. Hoa
  18. Khách
  19. Mây
  20. bong
  21. cute
  22. Khách
  23. phan nhật thành
  24. Khách
  25. Khách
  26. Khách
  27. Khách
  28. Khách
  29. Khách
  30. Khách
  31. Phong

Để lại Lời nhắn