Lớp sâu bọ, đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Sự đa dạng về loài, lỗi sống, tập tính

Trong chương trình Sinh học lớp 7, học sinh được học về chủ đề lớp sâu bọ. Có thể nói đây là một chủ đề rất hay vì nó có liên quan đến các kiến thức thực tế đời sống. Khi lên cao hơn học sinh cũng được học nhiều bài tương tự như giun tròn, giun đốt, bò sát, … Trong phần này, chúng ta cùng tìm hiểu về sự đa dạng loài, lối sống, tập tính.

Lớp sâu bọ là lớp có số lượng lớn, phong phú và đa dạng cả về số loài và số lượng cá thể trong loài. Nó thường gấp 2-3 lần số động vật. Mỗi loài sẽ có hình thái, lỗi sống khác nhau để thích nghi với môi trường luôn thay đổi.

Phần lớn các loài sâu bọ đều có thể bay. Chúng trưởng thành thông qua quá trình lột xác nhiều lần. Quá trình này được gọi là phát triển có biến thái. Mỗi lần lột xác có thể thay đổi về kích thước lẫn hình dáng bên ngoài.

Lớp sâu bọ
Lớp sâu bọ

Đặc điểm chung và vai trò của sâu bọ trong cuộc sống

Mặc dù đa dạng về số loài và số lượng nhưng loài sâu bọ này có đặc điểm chung như sau:

  • Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.
  • Phần đầu có 1 đôi râu. Phần ngực có 3 đôi chân và  2 đôi cánh
  • Chúng có hệ thống thông khí để hô hấp
Có thể bạn quan tâm:  Trùng kiết lị và trùng sốt rét

Sâu bọ đóng một vai trò quan trọng trong cân bằng hệ sinh thái. Nó có cả lợi ích và tác hại:

  • Làm thuốc chữa bệnh: mật ong, …
  • Làm thực phẩm: nhộng tằm, đuông dừa, …
  • Sâu bọ thụ phấn cho cây: ong, bướm, …
  • Làm thức ăn cho động vật, bò sát
  • Diệt những loài có hại như bọ ngựa, bọ rùa
  • Làm sạch môi trường: bọ hung
  • Là vật chủ trung gian truyền bệnh: muỗi, ruồi, …
  • Phá hoại cây trồng: châu chấu, rệp, rầy, …

Sưu tầm: Trần Thị Nhung

Để lại Lời nhắn