Phân tích bài thơ Đất nước – Tác phẩm của mọi thời đại

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước. Thơ ông là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và chất triết lí, suy tư của người trí thức. Phân tích bài thơ Đất nước – Bài thơ được trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” để thấy được điều đó.

Phân tích bài thơ Đất nước

Chín câu thơ đầu tác giả khẳng định một điều tất yếu “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”. Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam. Hình tượng cũng trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất và chống giặc ngoại xâm. Tác giả có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn đất nước và truyền thống dân tộc. 

Hai tám câu tiếp theo là cái nhìn toàn diện, xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Từ quá khứ, hiện tại đến tương lai hình ảnh nước ta hiện lên gần gũi, thân thuộc và thiêng liêng. Từ đó biết đóng góp, hy sinh để góp phần xây dựng đất nước mãi trường tồn đến muôn đời sau. 

Lòng yêu nước nồng nàn

Tham khảo thêm bài viết phân tích bài thơ Tự Tình.

Tác giả nhấn mạnh đến những con người vô danh làm nên lịch sử dân tộc. Nhân dân tạo ra và gìn giữ những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước. Cũng từ đó thể hiện tâm hồn con người biết yêu thương, quý trọng tình nghĩa công sức. Hơn nữa biết chiến đấu và phục vụ làm nền móng phát triển quốc gia lâu bền.

Có thể bạn quan tâm:  Hình tượng người đàn bà trong chiếc thuyền ngoài xa – Tình mẹ là bao la

Một lần nữa bài thơ khẳng định và đánh thức tinh thần yêu nước trong mỗi con người. Trách nhiệm của thế hệ hôm nay rất cần thiết và quan trọng đối với tổ quốc chúng ta. “Đất Nước” xứng đáng là một bài thơ thể hiện tư tưởng cốt lõi “lòng yêu nước” của nhân dân.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn