Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù – Ngữ văn 11

Là người yêu cái đẹp và chuyên lượm lặt những cánh hoa tàn thời quá khứ. Nguyễn Tuân đã bao lần tạo dấu ấn khó phai trong lòng người bởi những tác phẩm của mình. Chữ người tử tù chính là một trong những dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài phân tích cảnh cho chữ dưới đây sẽ giúp em hiểu hơn về thiên truyện ngắn này.

Phân tích cảnh cho chữ – một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”

Cảnh cho chữ diễn ra ở một nơi chưa từng có – nhà tù. Huấn Cao và viên quan ngục những tưởng như hai thái cực mãi mãi không có điểm tương ngộ. Mà giờ đây, họ gặp gỡ nhau bên trang giấy còn “nguyên vẹn lần hồ”. Một người vung bút để giữ mãi cái thiên lương trong sạch. Một người cúi đầu để nâng tâm hồn mình lên. Họ đã thật sự bắt gặp nhau, ở tụ điểm chung là cái đẹp bất hủ nghìn đời.

Tham khảo thêm bài viết: Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam

Ý nghĩa ẩn chứa bên trong những lời nói của Nguyễn Tuân

Khác hẳn thái độ chán ghét ban đầu, ông Huấn đã dành trọn tấm lòng mà viết nên nét chữ. Tác giả đã tập trung ca ngợi cái thiên lương cao đẹp ở cả Huấn Cao và viên quản ngục. Đó là những con người coi trọng chân lí, biết giữ mình và sống đúng với lương tâm.

Có thể bạn quan tâm:  Bài ca ngất ngưởng gợi ý phân tích thơ hay

Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn có ngụ ý nhấn mạnh một nguyên lí bất hủ. Rằng cái đẹp thì luôn tồn tại, luôn sinh sôi được dù trong cảnh tối tăm. Tuy vậy, cả hai vẫn không thể song song cùng tồn tại. Lời khuyên của ông Huấn dành cho viên quản ngục cũng chính là ẩn ý của Nguyễn Tuân. Với tư cách của một nhà văn coi trọng chữ nghĩa, Nguyễn Tuân đã nêu cao ý niệm của mình. Và như một lẽ hiển nhiên, Chữ người tử tù cùng cảnh cho chữ cứ sống trong lòng người. Mãi mãi!

Đây là một tác phẩm hay với nhiều khía cạnh thú vị và ý nghĩa. Các em hãy dành thời gian để tìm hiểu và cảm nhận nhé.

Để lại Lời nhắn