Bài văn phân tích cảnh đợi tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam

Hai đứa trẻ là một tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam. Với chất liệu nhẹ nhàng và buồn tản mạn, nhà văn đã mang đến người đọc dư vị khó quên. Phân tích cảnh đợi tàu của con người phố huyện chính là cách để hiểu hơn về tác phẩm này.

Phân tích cảnh đợi tàu – đoàn tàu của tâm tưởng và niềm tin

Phố huyện nghèo nàn, tù túng trên trang văn Thạch Lam thật sự làm con người nghẹt thở. Họ sống lưng chừng, thẩn thờ và cực khổ. Nhưng có lẽ, đoàn tàu chính là thứ giúp họ khẳng định rằng mình vẫn còn sống. Đoàn tàu chính là chi tiết nhân đạo và đầy dụng ý của nhà văn. Mỗi con người chỉ thật sự sống khi còn giữ cho mình chút niềm tin và hy vọng. Dù nghèo khổ là thế nhưng những khát khao, những mong chờ đã làm bừng sáng nơi tâm hồn.

Đọc thêm bài viết: Hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam – chi tiết đắt giá

Cảnh đợi tàu đầy ám ảnh

Liên, An và con người phố huyện dù mệt mỏi vẫn trông chờ sự xuất hiện của đoàn tàu. Với mọi người, đó là một phương tiện để mưu sinh, trang trải cho cuộc sống khổ cực. Với Liên, An, đoàn tàu lại có một ý nghĩa khác biệt khác. Vì đoàn tàu kéo theo chút nhịp sống ở Hà Nội, nơi hai chị em mãi trông về. Đó còn là sự trông đợi về một tương lai tươi sáng hơn cho kiếp sống mòn, sống khổ.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Người đợi tàu như đất khô cằn đợi cơn mưa nặng hạt. Còn niềm tin nghĩa là còn tất cả. Đó cũng chính là tấm lòng nhân đạo trên trang sách của nhà văn tự lực văn đoàn – Thạch Lam.

Cảm ơn các em đã theo dõi bài viết phân tích cảnh đợi tàu! Chúc các sĩ tử học tốt và đạt được kết quả như mong đợi.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn