Phát triển ở thực vật có hoa là kiến thức các bạn được học trong chương Sinh trưởng và phát triển trong Sinh học lớp 11. Mục tiêu của bài học yêu cầu các bạn nắm vững Khái niệm phát triển là gì? Những nhân tố chi phối sự ra hoa, Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển và ứng dụng những kiến thức này. Để nắm vững những mục tiêu này, mời các bạn tham khảo bài học bên dưới.
Phát triển ở thực vật có hoa.
Phát triển là toàn bộ những biến đổi trong chu kì sống của một cá thể. Nó gồm ba quá trình liên quan với nhau. Đó là: Sinh trưởng, phân hoá tế bào và mô, phát sinh tạo tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong sự sống của thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về phân hoá ở hoa, quả, hạt. Sinh trưởng ở thực vật gắn liền với phát triển và sinh trưởng là tiền đề cho phát triển.
Nhân tố chi phối ra hoa
Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tuổi cây, hooc môn ra hoa và các yếu tố ngoại cảnh. Yếu tố ngoại cảnh: quan chu kì, hoocmon,…
Quang chu kì là thời gian tương quan độ dài ngày và đêm để tạo ra hoa của thực vật. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển hợp chất quang hợp.
Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì. Nó gây ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
Hoocmon ra hoa (florigen) là các chất hữu cơ được hình thành trong lá. Và di chuyển đến các đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.
Để nắm vững chi tiết các kiến thức hơn, mời các bạn tham khảo bài học bên dưới.
Sưu tầm: Thu Hoài