Tả người lao động đang làm việc – Bài văn tả người lao động đang làm việc lớp 5 hay nhất

Bài văn mẫu 1

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Những dòng thơ ấy vang lên bởi một giọng đọc truyền cảm, du dương, đi vào tâm trí người nghe. Đó chính là giọng nói của cô giáo em. Cô đang say sưa giảng bài. Hình ảnh ấy luôn in đậm trong tâm trí em.
Cô em tên là Nga. Năm nay cô 35 tuổi. Dáng cô đã mảnh mai rồi nhưng khi cô mặc chiếc áo dài thướt tha trông cô lại càng duyên dáng hơn. Khi cô đứng trên bục giảng, cái bảng đen bên cạnh khiến cô càng nổi bật hơn với chiếc áo dài trắng. Cô Nga bước chân tà áo dài khẽ khàng bay theo những làn gió nhẹ thổi vào lớp học.
Cô có mái tóc dài, đen và óng mượt. Nhìn cô toát lên hình bóng của một người phụ nữ Việt Nam – giản dị nhưng lại vô cùng thanh tao.
Khuôn mặt cô hình trái xoan với làn da trắng. Đôi mắt của cô như những hạt ngọc sáng lấp lánh. Dù cô đeo kính cận nhưng em vẫn thấy được vẻ đẹp của đôi mắt. Mỗi khi nhìn vào đôi mắt ấy, chúng em lại cảm nhận được tình cảm của cô dành cho nghề dạy học của mình cũng như niềm tin cô dành cho chúng em sẽ học tập thật tốt.
Chiếc mũi hình dọc dừa của cô trông thật đẹp và thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt của cô chính là đôi môi đỏ hồng. Mỗi khi cô cười lộ ra hàm răng trắng với một chiếc răng khểnh nhìn mới duyên dáng làm sao!
Cô Nga khiến em ấn tượng nhất không phải là vì cô xinh đẹp mà vì giọng nói của cô. Khi cô giảng bài giọng đọc của cô thật ấm áp, truyền cảm. Qua đó em không chỉ có thêm kiến thức mà em còn biết hơn về lẽ sống. Em biết được sự vất vả của những người nông dân, tình yêu thương gia đình, yêu đất nước quan trọng và lớn lao đến nhường nào.
Đôi tay gầy gầy của cô viết chữ rất đẹp. Cô khéo léo viết từng chữ lên bảng. Dòng chữ thẳng tắp, các chữ nét thanh nét đậm trông thật đẹp biết bao.
Khi cô Nga đang giảng bài thì tất cả học sinh chúng em đều ngồi chăm chú nghe giảng. Ánh nắng cũng ghé vào lớp học xuyên qua khung cửa sổ. Những chú chim đậu trên khung cửa hót líu lo tạo nên một bản nhạc chào đón ngày mới.
Không gian lớp học lúc ấy thật yên tĩnh, chỉ có tiếng chim rả rích và giọng cô đang giảng bài hòa vào nhau. Âm thanh ấy thật sự khiến em nhớ mãi. Qua đó, em sẽ luôn khắc ghi từng lời mà cô giảng để mang nó theo suốt quá trình học tập này.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Bài văn mẫu 2

Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.
Bài ca dao trên đã lột tả hết được khó nhọc, chông gai của những người nông dân chân lấm tay bùn. Và khi em được chứng kiến tận mắt các bác nông dân đang làm việc em cảm thấy rất ngưỡng mộ và biết ơn.
Nhìn từ xa, cánh đồng rộng miên man như tấm thảm trải dài vô tận. Và những người nông dân trông thật nhỏ bé. Thế nhưng chính nhờ các bác nông dân mới tạo nên tấm thảm đó.
Mặt trời chiếu những tia nắng chói chang. Bầu trời thì xanh vắt thỉnh thoảng có mấy đám mây trôi lững lờ. Vì đang trong mùa cấy nên nước rất lớn. Các bác nông dân xuống ruộng thì phải xắn quần, có người thì xỏ ủng.
Phía xa xa là những đàn còn trắng bay là là trên mặt ruộng. Bờ ruộng vốn dĩ không có sẵn mà nhờ có công đắp bờ mà người nông dân đã tạo ra bờ để đi. Trên bờ mọc những đám cỏ dại như mái tóc ngắn màu xanh vậy.
Vì ở giữa cánh đồng không có nhà cửa che chắn nên gió ở đây rất lớn. Tuy nhiên cơn gió ấy rất sảng khoái. Nó xua tan cái bóng oi bức của mùa hè.
Trời thì vẫn nắng như đổ lửa. Thế nhưng trên đồng bác nông dân vẫn chăm chỉ làm việc. Từng miếng mạ non sau khi gieo trên sân đã được người nông dân cuộn lại và mang ra đồng.
Bàn tay gầy và đen bóng xé từng miếng mạ ra ném xuống ruộng. Nhưng không phải ném vô thức mà người nông dân căn từng khoảng cách một để ném mạ xuống.
Sau đó, người nông dân bước xuống dưới ruộng. Đôi chân bị bùn kéo lún xuống, nước ngập đến đầu gối. Bác nông dân cầm miếng mạ gần nhất nhóm lấy chừng 3 đến 5 rẻ mạ cắm xuống mặt bùn. Khoảng cách giữa cây trước và cây sau chừng một gang tay của em. Đôi tay khéo léo nhanh thoăn thoắt kết hợp ăn ý với nhau. Rồi một ô lúa, hai ô, ba ô… Thành quả cuối cùng là cả một đoạn của ruộng đã được trồng lúa. Các cây lúa xanh non, thẳng hàng đang khẽ bay bay trong gió.
Thế nhưng tư thế làm việc thì không thoải mái chút nào. Đúng như câu nói “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Vậy nên, khi ăn từng hat cơm em đều nhớ tới công ơn của những người nông dân. Em tự hứa với bản thân sẽ học tập chăm chỉ để không phụ tấm lòng của những người nông dân chân chất ấy.

Có thể bạn quan tâm:  Tả cảnh chợ hoa ngày Tết - bài văn mẫu hay nhất đạt điểm 9, 10

Để lại Lời nhắn