Thoát hơi nước ở thực vật – Sinh học 11

Vai trò của quá trình thoát hơi nước

Trong sinh học 11, học sinh được học kiến thức về quá trình thoát hơi nước ở thực vật. Quá trình này có liên hệ mật thiết tới hô hấp của thực vật – quá trình quang hợp. Vậy vai trò của quá trình này như thế nào?

Đây là quá trình giúp đưa nước tới các tế bào của cây thông qua thoát hơi qua lá. Nó cũng góp vai trò quan trọng trong vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên các thân, lá, cành. Đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, sự thoát hơi này sẽ giúp cây hạ nhiệt, đảm bảo sự thích nghi và tồn tại với môi trường.

Thoát hơi nước cũng có mối liên hệ đặc biệt với quang hợp. Nó tạo điều kiện giúp CO2 khuếch tán vào bên trong. Từ đó, cây cối sẽ có nguyên liệu thực hiện quá trình quang hợp.

Thoát hơi nước
Thoát hơi nước

Vì sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa?

Vì buổi trưa là thời điểm nhiệt độ môi trường thường lên cao nhất. Khi đó, nước tưới đọng lại trên lá. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, giọt nước sẽ trở thành thấu kính hội tụ. Giọt nước sau đó sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và đốt nóng lá cây. Từ đó khiến cho cây bị héo.

Có thể bạn quan tâm:  Phát triển ở thực vật có hoa - Sinh học 11

Thứ hai là khi tưới cây, nước rơi xuống đất dưới tác động của nhiệt độ sẽ bay hơi lên. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho lá bị héo sau khi tưới vào buổi trưa. Một lí do nữa là khi tưới nước vào trưa nắng nóng sẽ làm thay đổi nhiệt độ đột ngột của cây. Và dĩ nhiên, điều này khiến cây khó kịp thích nghi với môi trường. từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng củ cây.

Sưu tầm: Trần Thị Nhung

Để lại Lời nhắn