Thuyết minh về bánh chưng ngày tết hấp dẫn nhất

Nhắc đến Tết cổ truyền Việt Nam, ắt hẳn không ai không biết món bánh chưng. Một món ăn đậm chất hương vị của dân tộc. Vậy bánh chưng được làm ra sao. Hãy cùng giaovienvietnam.com thuyết minh về bánh chưng thôi nào!

Mẫu bài viết thuyết minh về bánh chưng 

Bánh chưng có nguốn gốc vô cùng đặc biệt. Hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thần linh mách bảo cho thứ bánh được làm từ lá dong, gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn…để cúng tế trời đất. Chính nhờ thứ bánh này mà chàng được lên làm vua. Và từ đó tục làm bánh chưng cúng ông bà ngày Tết được lưu giữ đến đây giờ.

Để có thể làm được chiếc bánh chưng ngon thì cần chuẩn bị rất nhiều thứ. Thứ đầu tiên cần phải kể đến đó chính là lá dong. Chúng ta phải chọn lá dong không quá già, cũng không quá non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang được chẻ sẵn để có thể bó chặt bánh. Về phần Nguyên liệu bao gồm: Gạo nếp được ngâm trước một đêm. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to rồi ướp muối tiêu hành cho thấm. Vậy là mọi thứ đã sẵn sàng chỉ chờ người gói thôi!

Tham khảo thêm bài viết thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam. 

Cách gói bánh chưng đúng chuẩn 

Hạnh phúc nhất và tạo cảm giác gia đình vào đêm 30 Tết chính là gói bánh chưng. Đầu tiên, mẹ trải lá ra mâm, đong 1 bát gạo nếp thơm dàn đều ra lá. Sau đó, mẹ cho 2 miếng thịt lợn vào. Tiếp theo, mẹ cho nửa bát đậu xanh cùng một bát gạo. Cách mẹ gói bánh mới khéo làm sao. Tay mẹ khéo léo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, siết chắt lạc lại với nhau. Chẳng mấy chốc chiếc bánh chưng đầu tiên đã hình thành.

Sau khi hoàn thành việc gói bánh, thì công cuộc nấu bánh là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, chúng ta phải canh lửa, canh nước thường xuyên để bánh không bị khét hay bị hấy.

8 giờ đồng hồ trôi qua, dở bánh đầu tiên đã được ông tôi vớt ra, với sự chờ đợi háo hức của rất nhiều người. Hơi khói nghi ngút bốc lên. Mùi thơm lan tỏa khắp nhà. Ông cắt bánh và chia cho mỗi đứa một miếng. Cảm giác cắn miếng đầu tiên thật là đã. Nếp dẻo, đổ bùi, thịt béo… ngon ơi là ngon. Bánh chưng không chỉ để nhà tôi đãi khách mà còn dung để đi Tết và biếu hàng xóm nữa đấy!

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích – Bài văn mẫu lớp 8 đạt điểm 9, 10.

Với bài thuyết minh về bánh chưng trên đây. Mong rằng các em sẽ thích và nắm được những ý hay cho bài viết sắp tới nhé!

Dàn ý

Mở bài 

– Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh.

Thân bài

a. Nguồn gốc xuất xứ:
– Nguồn gốc của bánh chưng là từ truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.
b. Nguyên liệu làm bánh:
– Lá dong (hoặc lá chuối)
– Gạo nếp.
– Đỗ xanh.
– Hành củ.
– Hạt tiêu.
– Thịt lợn.
– Lạt tre chẻ mỏng.
c. Khâu chuẩn bị:
– Lạt tre phải chẻ mỏng để lúc gói bánh chiếc lạt không gãy ra chọc vào bánh.
– Lá dong phải tươi, không rách nát, sống lá không bị gãy. Lá được rửa sach, phơi khô và cắt theo tỉ lệ chuẩn (nếu dùng khuôn gói bánh). Nhiều nơi người ta còn gói bằng lá chuối.
– Khi mua gạo nếp thì nên chọn những hạt to, căng tròn và bóng mẩy. Gạo nếp sau khi được vo sạch thì để ráo nước. Nếu muốn bánh chưng sau khi chín ăn không bị nhạt thì thêm một ít muối vào gạo và xóc đều lên.
– Đỗ xanh nghiền nhỏ và tách bỏ vỏ.
– Hành được bóc vỏ, rửa sạch và thái đều, mỏng.
– Thịt lợn sau khi mua về thì rửa sạch, thái ra và ướp với hạt tiêu cho thơm.
d. Các bước gói bánh và luộc bánh:
– Đầu tiên, xếp 2 cái lạt thành hình chữ thập rồi đặt khuôn lên.
– Sau đó gấp những chiếc lá dong vào khuôn tạo thành 4 góc vuông.
– Đổ khoảng 1 bát nhỏ gạo. Dàn đều gạo ra tạo thành một mặt phẳng.
– Đổ đỗ lên chốc gạo và cũng san đều.
– Đặt một lớp hành sau đó đặt những miếng thịt lợn đã được ướp tiêu thơm lừng.
– Rồi lại đặt tiếp một lớp đỗ, lớp gạo.
– Cuối cùng, người gói bánh gấp lá dong và buộc lạt lại.
– Công đoạn tiếp theo là luộc bánh. Những chiếc bánh được xếp vào nồi đổ nước và luộc trong khoảng từ 5 đến 7 tiếng để bánh nhừ và ngon nhất.
– Để bánh được chắc người ta nén bánh lại cho nó ra bớt nước.
* Thưởng thức bánh: Bóc lá dong ra. Sau đó chẻ lạt ra thành 6 sợi nhỏ để cắt bánh.
e. Công dụng:
– Là món quà tinh thần của người Việt Nam.
– Là món ăn truyền thống trong ẩm thực Việt.
– Mọi người đặt bánh chưng lên bàn thờ thắp hương cho ông bà tổ tiên vào ngày Tết.
– Dùng làm quà biếu.
f. Bảo quản:
– Khi trời nóng thì bảo quản bánh trong tủ lạnh.

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh về chiếc áo dài – Bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

Kết bài 

– Khẳng định lại ý nghĩa của bánh chưng đối với con người Việt Nam.

Bài văn mẫu 


Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày Tết Cổ truyền không thể thiếu. Và nhắc đến Tết chúng ta không thể không nhắc tới bánh chưng. Đây là một món ăn truyền thống của dân tộc.
Vậy bánh chưng được ra đời từ bao giờ? Nguồn gốc của bánh chưng là từ truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Câu chuyện được kể rằng vào đời vùa Hùng thứ 6 khi đã đánh tan giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi lại cho một trong các vị quan lang công tử và ông ra yêu cầu rằng: “Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho”. Và các lang đua nhau tìm những của ngon vật lạ trên rừng, dưới biển. Chỉ riêng Lang Liêu đã dùng những nguyên liệu rất bình dị, gần gũi: gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, hành, tiêu. Từ đó, Lang Liêu đã làm nên những chiếc bánh chưng, bánh giầy dâng lên vua cha. Và bánh chưng được ra đời từ đó.
Theo dân gian, bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Độ dài các cạnh của bánh chưng khoảng 20 cen-ti-mét. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh chưng vô cùng dễ kiếm, gần gũi với người nông dân Việt Nam. Những nguyên liệu đó bao gồm: lạt tre, lá dong (có vùng miền người ta còn dùng lá chuối để thay thế cho lá dong), gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn. Ngoài ra còn có hành củ, hạt tiêu.
Trước khi tiến hành gói bánh cần có một số khâu chuẩn bị. Lạt tre phải được chẻ mỏng để khi gói bánh lạt không gãy, chọc vào dẫn đến bục bánh và lạt mỏng cũng dễ buộc hơn. Lá dong tươi, không bị rách nát và gãy sống lá. Sau khi rửa lá dong thì phải phơi khô và cắt theo tỉ lệ phù hợp với khuôn gói bánh. Gạo nếp khi mua phải chọn những hạt bóng mẩy, căng tròn. Vo gạo nếp thật sạch rồi để ráo nước. Nếu muốn bánh không nhạt thì khi gạo ráo nước rồi có thể trộn thêm một ít muối vào đó. Đỗ xanh được nghiền nhỏ và tách vỏ. Thịt lợn được thái ra từng miếng và ướp hạt tiêu cho thơm. Củ hành sau khi được bóc vỏ thì rửa sạch và thái thành lát mỏng.
Tiếp theo là đến quy trình gói bánh. Điều đó đòi hỏi sự khéo léo của người gói. Đầu tiên là xếp 2 cái lạt tre thành hình chữ thập rồi đặt khuôn gói bánh lên chốc. Sau đó gấp những chiếc lá dong đã được cắt tạo thành bốn góc vuông. Tiếp theo là đổ 1 bát gạo nhỏ vào trong và san gạo ra cho phẳng. Rải đỗ xanh lên trên gạo. Sau lớp đỗ chính là lớp hành và thịt lợn. Rồi lại đổ tiếp một lớp đỗ rồi một lớp gạo. Cuối cùng là gấp lá dong và buộc lạt lại. Công đoạn rất quan trọng sau đó chính là xếp bánh vào nồi, đổ nước và luộc. Đun nồi bánh ấy trên ngọn lửa than trong khoảng từ 5 đến 7 tiếng để bánh nhừ và ngon nhất. Để bánh săn chắc lại người ta nén bánh cho nó ra bớt nước. Cuối cùng là thưởng thức bánh. Chúng ta bóc hết vỏ bên ngoài ra. Chẻ lạt tre thành 6 sợi để cắt bánh.
Bánh chưng có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn. Nó là món quà tinh thần của người Việt. Là một món ăn ngon truyền thống trong ẩm thực của Việt Nam. Bánh chưng còn được mọi người làm quà biếu. Và hơn hết bánh chưng thường xuất hiện trên bàn thờ tổ tiên của mọi nhà vào mỗi dịp Tết. Nó còn là biểu tượng của sự sum vầy.
Dịp Tết một số nhà gói rất nhiều bánh nên chúng ta có thể bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh.
Tóm lại, từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai nữa bánh chưng sẽ luôn tồn tại và trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh về Vịnh Hạ Long – Tổng hợp văn hay

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn