Truyền thuyết là gì? Khái niệm gắn liền với tinh hoa văn hóa dân tộc

Nhắc đến truyền thuyết là nhắc đến những câu chuyện dân gian như: Tấm Cám, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Con Rồng Cháu Tiên,… Vậy truyền thuyết là gì? Điều này không phải ai cũng đưa ra định nghĩa một cách chính xác được. Ở bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ điều này. Thêm vào đó là cách vận dụng của truyền thuyết trong văn học, đời sống. Kính mời quý phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng tham khảo.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Khái niệm về truyền thuyết là gì?

Mỗi người chúng ta đều lớn lên trong những lời ru, những câu chuyện kể của bà, của mẹ. Từ đó thấm nhuần trong tư tưởng những câu chuyện dân gian của một nền văn minh lúa nước. Và đó là truyền thuyết. 

Hay có thể nói rằng truyền thuyết chính là những tác phẩm tự sự dân gian. Đặc biệt là có những yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Có hai hướng là đề cao hoặc phê phán về chủ đề nào đó. Chủ yếu thường nói về những anh hùng dân tộc, những tấm gương trong quá khứ (Hoặc là những nhân vật hư cấu không có thật). 

Có thể bạn quan tâm:  Tự sự là gì - Các phương thức biểu đạt trong văn tự sự

Những câu chuyện này một số khá hư cấu, thường được lý tưởng hóa. Nhằm thể hiện khát khao, ước mơ ngàn đời của nhân dân. Bạn thấy đấy, truyền thuyết xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Chúng ta thường bắt gặp chúng ở văn học nước nhà. Cũng như là văn học nước ngoài. 

Truyền thuyết được truyền lại từ đời này qua đời khác. Riêng ở Việt Nam thì thường thông qua hình thức truyền miệng. Có những câu chuyện truyền thuyết mà hầu như người Việt, ai cũng biết như: Con Rồng Cháu Tiên, Tấm Cám, Bánh Chưng Bánh Giầy,… 

Và truyền thuyết luôn luôn gắn liền với những bài học đầy giá trị nhân văn. Với mục đích là đề cao cái tốt, cái chính nghĩa và phản ánh cái xấu, cái ác. Và sử dụng chính những điều này để răn dạy con cháu về cách sống, cách làm người. Vậy truyền thuyết trong văn học, đời sống cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Tham khảo thêm bài viết: Đại từ trong Tiếng Việt – Khái niệm, phân loại và ví dụ cụ thể

Truyền thuyết trong văn học đời sống

Truyền thuyết là những tinh hoa, tinh túy của dân tộc. Vừa là bài học, vừa tái hiện lịch sử. Cốt truyện của truyền thuyết thường khá đơn giản, dễ đoán. Tuy nhiên lại hàm súc ý nghĩa và dễ đọc, dễ nhớ. Truyền thuyết có mặt và lưu truyền trong dân gian từ đời vua Hùng. Thường khai thác về các vấn đề sau:

  • Các sự kiện quan trọng, là cột mốc của lịch sử dân tộc
Có thể bạn quan tâm:  Động từ là gì? Khái niệm chính xác nhất không phải học sinh nào cũng biết

Một ví dụ điển hình cho sự kiện quan trọng trong lịch sử. Đó chính là bánh chưng bánh giầy. Đây là những loại bánh do Lang Liêu – Con trai của vua hùng sáng tạo. Bánh chưng biểu trưng cho đất, bánh giầy biểu trưng cho mặt trời. Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và trời đất. 

  •  Các nhân vật lịch sử, tấm gương trong cuộc sống

Thường có tuyến nhân vật phản diện và chính diện. Thường thì nhân vật chính diện được xây dựng với tính cách thật thà, trung thực, dũng cảm. Có những đặc điểm phi thường, kỳ ảo và luôn có kết cục tốt đẹp. 

Ví dụ như truyện Thánh Gióng. Thánh Gióng được sinh ra từ vết chân voi. 3 tuổi vẫn không biết cười hay nói. Đặt đâu nằm đó. Tuy nhiên, khi nghe tin có giặc ngoại xâm Thánh Gióng ăn không thấy no. Rồi lớn nhanh như thổi và đi đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

Còn nhân vật phản diện thì độc ác, mưu mô và xảo quyệt và thường sẽ không có kết cục tốt đẹp. Ví dụ như Lý Thông hãm hại Thạch Sanh, lấy oán báo ân, tranh công cưới công chúa,.. Về sau bị sét đánh, biến thành bọ hung. 

Truyền thuyết luôn gắn liền với tính răn đe cái xấu và ca ngợi, khuyến khích cái tốt. Thể hiện ước mong công bằng, công lý của nhân dân. Trên đây là những thông tin giải đáp cho ‘’Truyền thuyết là gì?’’ Cảm ơn vì đã đón đọc bài viết.

Để lại Lời nhắn