Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn như một cách để hiểu hơn về nhân vật hai đứa trẻ. Đó là lát cắt của sự ảm đạm, tù túng, tối tăm của một xã hội cũ nát. Chúng đang bóp chết từng niềm vui, hy vọng của con người nơi đây.
Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn – khung cảnh ngày tàn ám ảnh
“Chiều. Chiều rồi. Một chiều êm ả như ru…”. Sự huyền diệu và đơn giản của thiên nhiên chính là mở đầu cho bức tranh phố huyện. Tô vẽ cho khung cảnh ngày tàn, Thạch Lam đã vận dụng tất cả mọi giác quan. Những chuyển biến nhẹ nhàng, tinh tế làm vạn vật trở nên có hồn và nhạy cảm hơn.
Dẫu vậy, người đọc vẫn có thể dễ dàng cảm nhận nét buồn tản mạn phía sau vẻ đẹp ấy. Cảnh chiều tàn đẹp mà buồn. Nó chính là khởi đầu cho mạch truyện, sự gợi mở cho những hiu hắt và hy vọng về sau.
Tham khảo thêm bài viết: Bài văn phân tích cảnh đợi tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam
Chợ tàn và những phận đời tịch mịch
Bức tranh sinh hoạt dần dần được mở ra bởi cảnh chợ tàn. Những con người đang vật lộn với mưu sinh được Thạch Lam khắc họa vô cùng ám ảnh. Mùi ôi thiu, mùi âm ẩm của đất bốc lên chảy tràn vào cuộc sống nghèo khổ. Họ đi lom khom không chút sức sống, nhặt nhạnh những gì tưởng chừng không thể sử dụng.
Con người hiện lên vì thế thật rẻ rúng, nhỏ bé đến đáng thương. Nhà văn đã thật sự cảm thấu với số phận mỗi con người bởi sự quan sát tỉ mỉ. Bức tranh đó không phải do Thạch Lam tự vẽ nên. Mà hơn hết, đó chính là những hiện thực của miền Bắc một thời. Tấm lòng nhân đạo của nhà văn đã làm lay cảm trái tim của triệu triệu con người, quả vậy!
Cảm ơn các em đã theo dõi bài viết. Tham khảo thêm các bài viết hay khác tại đây để học tập thật tốt nhé!