Cách đánh vần Tiếng Việt lớp 1

Cách đánh vần Tiếng Việt lớp 1

Năm học mới lại đến, để chuẩn bị cho năm học mới, chắc chắn mỗi thầy cô nói chung và mỗi người phụ huynh nói riêng đều sẽ trăn trở về các cách đánh vần dễ hiểu dành cho học sinh lớp 1. Theo như sự hiểu biết của tôi thì hiện nay có khá nhiều phương pháp đánh vần khác nhau, đã và đang được áp dụng trong chương trình tiếng Việt lớp 1 dành cho các con. Kính mời các quí thầy cô, các cha mẹ học sinh, cùng các bạn đọc theo dõi một cách đánh vần trong Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Giáo dục mới ở dưới đây.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

  1. Phân biệt được như thế nào là âm, và chữ cái

Âm là gì?

Âm là âm thanh, là một vật thật, được sử dụng để cố định lại âm, từ “Vật” ở đây được dùng với nghĩa thay thế.

Ví dụ về âm thường được ghi lại bằng các chữ cái như là a, b, d, e, l, m, n, …

Một số khác chỉ ra, âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nữa, không riêng gì như ví dụ ở trên. Có thể bao gồm nhiều hơn 2 chữ

Có thể bạn quan tâm:  Bản mềm: Bài luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 1

Tiếng Việt phong phú ở chỗ, nó làm cho nhiều người vẫn chưa phân biệt được đâu là âm đọc chữ cái và tên gọi chữ cái

Ví dụ như dưới đây

Chữ cái Tên gọi Âm đọc
b “bê” “bờ”
k “ka” “cờ”
q “quy” “cờ”
C “xê” “cờ”

 

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn trong cách đánh vần

  1. Cách đánh vần

a,Đánh vần theo Âm, không đánh vần theo Chữ

 

Chữ Cách đánh vần Đọc thành
ca /cờ/ – /a/ /ca/
ke /cờ/ – /e/ /ke/
quê /cờ/ – /uê/ /quê/

 

Khi đánh vần, chúng ta luôn luôn phải đánh vần theo âm, viết đúng luật chính tả.

Như ví dụ ở trên, chúng ta thấy rằng khi âm /cờ/ đứng trước âm /e, lê, i/ thì được viết thành chữ k (ca). Còn khi âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u

b,Đánh vần theo cơ chế 2 bước

  • Đánh vần tiếng thanh ngang

Ví dụ: ba : /bờ/ – /a/ – /ba/

  • Đánh vần tiếng có thanh (Khi đánh vần tiếng có thanh khác thanh ngang tạm thời tách thanh ra, để lại thanh ngang)

Ví dụ: bà: /ba/ – huyền – bà

Học sinh chỉ học tiếng có thanh khi đã đọc trơn được tiếng thanh ngang.

  1. Chúng ta cùng vào một số ví dụ cụ thể để hiểu thêm về phần này.

Như chúng ta đã biết trong Tiếng Việt bao gồm 3 phần đó là : phần đầu – phần vần – phần thanh.

Phần vần gồm các Âm giữ các vai trò: Âm đệm – Âm chính – Âm cuối.

+ Ví dụ về ần chỉ có âm chính: bố, mẹ, bà, dì, lá, đá, bí, …

Có thể bạn quan tâm:  Phiếu bài tập Tiếng Việt lớp 1 - tuần 13

+ Ví dụ về vần chỉ có âm đệm và âm chính: quế, hoa, …

+ Ví dụ về vần có âm chính và âm cuối: sáng, soi, lan, …

+ Ví dụ về vần có đầy đủ từ âm đêm đến âm chính và âm cuối: nhung, quên, hoàng, …

A, Tiếng chỉ có âm chính: u: /u/ – sắc – /ú/

B, Tiếng có âm đầu và âm chính:

Bà: /ba/ – huyền – /bà/

Lá: /la/ – sắc – /lá/

Chè: /che/ – huyền – /chè/

C, Tiếng có âm đệm – âm chính:

Ui: /u/ – /i/ – /ui/

Oi: /o/ – /i/ – /oi/

Uy: /u/ – /y/ – /uy/

Uỷ: /uy/ – hỏi – /uỷ/

D, Tiếng có âm đầu – âm đệm – âm chính:

Loa: /lờ/ – /oa/ – /loa/

Qua: /cờ/ – /oa/ – /qua/

Hoa: /hờ/ – /oa/ – /hoa/

Que: /cờ/ – /oe/ – /que/

Quy: /cờ/ – /uy/ – /quy/

Quý: /quy/ – sắc – /quý/

E, Tiếng có âm chính – âm cuối:

Em: /e/ – /mờ/ – /em/

Én: /e/ – /nờ/ – /en/- sắc – /én/

Yên: /ia/ – /nờ/ – /yên/

Yến: /yên/ – /sắc/ – /yến/

F, Tiếng có âm đầu – âm chính – âm cuối:

Hát: /hờ/ – /at/ – /hat/ – sắc – /hát/

Sang :/sờ/ – /ang/ – /sang/

Mang: /mờ/ – /ang/ – /mang/

Lang: /lờ/ – /ang/ – /lang/

Sáng: /sang/ – sắc – /sáng/

Hang: /hờ/ – /ang/ – /hang/

Mát: /mát/ – sắc – /mát/

G, Tiếng có âm đệm – âm chính – âm cuối:

Oan: /o/ – /an/ – /oan/

Uyên: /u/ – /iên/ – /uyên/

Uyển: /uyên/ – hỏi – /uyển/

H, Tiếng có đủ âm đầu – âm đệm – âm chính – âm cuối:

Có thể bạn quan tâm:  30 bài thơ học chữ cái – Bí quyết nâng cao sự tập trung cho các bé

Quang: /cờ – /oang/ – /quang/

Quảng: /quang/ – hỏi – /quảng/

  1. Bảng âm vần theo chương trình giáo dục công nghệ

Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

Các chữ đọc là “dờ” nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d

Có 3 chữ đều đọc là “cờ”: c; k; q

Các âm vẫn phát âm như cũ bao gồm: an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am ăm, âm, ôm, ơm, êm, em, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it, i, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on.

Chúng ta hãy cùng tham khảo bảng ở dưới đây

 

Tiếng Cách đọc
uyêt U – yêt – uyêt

uyêt

uya U – ya – uya

uya

ua
iêt Ia – t – iêt

iêt

iêp Ia – p – iêp

Iêp

yên Ia – n – yên

yên

iêng Ia – ng – iêng

iêng

Tham khảo thêm

5.  Bảng âm vần theo chương trình VNEN

Một số âm giữ nguyên cách đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, I, kh, I, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y

gi; r; d: 3 âm đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau

3 âm đọc là “cờ: c; k; q

Các âm vẫn giữ cách phát âm như cũ bao gồm:oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, êm, e, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.

 

Để lại Lời nhắn