90 tình huống thi giáo viên chủ nhiệm giỏi có đáp án

Các tình huống thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng chính là những trường hợp bắt gặp hàng ngày. Ứng phó với các tình huống trong đề không khó, quan trọng là thầy cô phải nhanh và khéo léo. Dưới đây là 3 tình huống thường có trong đề thi giáo viên chủ nhiệm giỏi bạn cần lưu ý.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Tình huống 1: học sinh báo mất tiền trong giờ ra chơi

Bạn vừa bước vào lớp sau giờ ra chơi thì 1 em học sinh báo mất một số tiền. Em hoảng loạn và khóc khiến cho cả lớp rất xôn xao. Bạn sẽ ứng phó như thế nào trong tình huống này?

Đáp án: đầu tiên, bạn cần trấn an tinh thần em học sinh đó. Tiếp theo, bạn giải thích cho cả lớp hiện giờ đã đến giờ học, nên tập trung vào học trước. Nên hẹn cả lớp sẽ giải quyết vấn đề này vào cuối giờ để cả lớp ổn định lại. Đây cũng là cách để bạn tạm thời “hoãn binh” và phân tích sự việc. Bạn nên sắp xếp kết thúc giờ học sớm 15 phút để dành thời gian trò chuyện cùng cả lớp. Đầu tiên, bạn cần yêu cầu em học sinh bị mất tiền kiểm tra lại thật kỹ. Học sinh rất hay quên, rất có thể em chỉ vô tình để quên ở ngăn nào đó trong cặp. Tuy nhiên, nếu đã xác nhận là mất tiền và mất trong lớp thì sự việc lại nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm:  GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA MỚI - TIẾNG VIỆT LỚP 2 (Bộ sách Cánh diều, chân trời sáng tạo, kết nối tri thức và cuộc sống)

Bạn có thể kể với cả lớp về hoàn cảnh của học sinh đó. Hoặc có thể đánh vào sự đoàn kết, thân ái, đạo đức mà các em được dạy trên lớp… Mục đích là để kêu gọi nếu có học sinh nào lấy trộm sẽ tự nộp lại. Tuyệt đối không phê bình nặng hoặc phạt công khai học sinh lấy trộm tiền của bạn.

Tình huống 2: học sinh ngang bướng không nghe lời

Bạn bước vào lớp, cả lớp đứng lên chào. Nhưng có một học sinh trông có vẻ lì lợm không chịu đứng lên. Bạn sẽ làm gì?

Đáp án: đây là một trong những tình huống thi giáo viên chủ nhiệm giỏi thường gặp nhất. Bạn nên bình tĩnh nhìn thẳng vào học sinh đó để ra hiệu cho em phải đứng lên. Tuy nhiên, nếu học sinh đó vẫn lơ bạn đi thì bạn vân nên để cả lớp ngồi xuống. Sau khi cả lớp ổn định, bạn đến chỗ học sinh đó và hỏi nguyên nhân không đứng lên chào. Không nên sử dụng từ ngữ quá gay gắt hoặc buộc tội học sinh của mình. Bạn chỉ nên nói chuyện thẳng thắn và nhẹ nhàng, tránh tức giận và kích động. Nếu em học sinh đó đang có vấn đề về sức khỏe, bạn nên cho phép em đến phòng y tế. Nhưng nếu em chỉ đơn giản là bất hợp tác, bạn cần nghiêm khắc hơn. Hãy trò chuyện về sự kỷ luật và nội quy để răn đe cá nhân và cả tập thể.

Có thể bạn quan tâm:  Đặc điểm tâm sinh lí và những khó khăn của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường

Tình huống 3: học sinh yêu sớm

Bạn nhận được thông tin có 2 học sinh trong lớp yêu nhau. Kết quả học tập của cả 2 cũng dần sa sút. Bạn nên làm thế nào?

Đáp án: ở tình huống này, bạn chỉ nên gặp riêng 2 học sinh đó và nói chuyện. Đầu tiên, hãy tỏ ra thông cảm vì đây là sự phát triển tâm lý bình thường của lứa tuổi. Tiếp theo, bạn nên khuyên các em quý mến nhau trong sáng và giúp đỡ nhau trong học tập. Tuyệt đối không trách móc, la mắng hoặc dọa “mách phụ huynh”. Bởi như vậy sẽ khiến các em sinh ra tâm lý chống đối nhiều hơn.

Trên đây là các tình huống thi giáo viên chủ nhiệm giỏi phổ biến. Thầy cô nên có sự ôn tập tốt trước khi bước vào kỳ thi quan trọng này. Chúc bạn luôn bình tĩnh để xử lý các tình huống một cách chuyên nghiệp và có lý có tình.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Admin

 

Để lại Lời nhắn