Bài văn cúng lễ tạ lễ hóa vàng năm mới

Tết cổ truyền của dân tộc ta đã có từ rất lâu đới. Đây là dịp mọi nhà, mọi người tạm gác các công việc làm ăn để nghỉ ngơi, sum họp, vui chơi cùng với gia đình. Đầu năm mới cũng là thời điểm mỗi gia đình tiến hành nhiều nghi thức, lễ cúng. Mục đích của các lễ này là để cầu nguyện cho một năm tốt lành, hạnh phúc và phát đạt. Trong đó lễ tạ năm mới hay lễ hóa vàng là một trong những lễ đầu năm quan trọng nhất. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về bài văn cúng lễ tạ, lễ hóa vàng năm mới đầy đủ nhất.

Ý nghĩa của lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng

Theo phong tục truyền thống của người Việt, Tết là ngày sum họp gia đình. Vì vậy trước Tết, mỗi gia đình thường cúng lễ tất niên để rước ông bà tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Sau khi Tết xong thì phải làm lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới, lễ khai hạ, lễ hạ nêu. Lễ này được xem là nghi thức để kết thúc Tết và đưa tiễn ông bà tổ tiên về trời. Mọi người quay trở lại với công việc và các hoạt động thường ngày. Lễ tạ năm mới thường được tiến hành vào ngày mồng ba hoặc mùng 7 tết. Tuy nhiên theo quan niệm ngày nay thì các gia đình mong muốn tổ tiên lưu lại lâu hơn nên mở rộng ra thời gian làm lễ này có thể từ mùng 3 đến mùng 10 Tết.

Có thể bạn quan tâm:  Hướng dẫn sử dụng sổ liên lạc điện tử trực tuyến

Lễ tạ năm mới ngoài ý nghĩa đưa tiễn ông bà tổ tiên. Nó còn mang ý nghĩa lễ tạ ơn đối với thần linh, chư phật, cầu may mắn và rước lộc. Do ảnh hưởng của văn hóa vùng miền nên cách làm lễ cúng mỗi nơi có vài điểm khác biệt. Tuy nhiên về cách chuẩn bị mâm cúng, cách làm lễ cúng, bài văn và nghi thức hóa vàng về cơ bản thì giống nhau.

Cách chuẩn bị mâm cúng lễ tạ năm mới

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà cách sửa soạn mâm cúng có thể có chút khác biệt. Ngoài những lễ vật trên bàn thờ gia tiên đã có từ ngày 30 Tết. Mâm cúng lễ tạ còn có thêm một số lễ vật không thể thiếu như:

  • Nhang, đèn, lư hương
  • Bình hoa
  • Đĩa trái cây tươi
  • Trầu cau
  • Rượu trà
  • Vàng mã
  • Đĩa gạo muối.
  • Mâm cỗ chay hoặc mặn.

Thông thường với mâm cỗ mặn thường có một số món đặc trưng như sau:

  • Gà luộc thường chọn là gà trống
  • Giò chả, nem rán, giò thủ, thịt đông…
  • Món xào thường là rau củ xào thập cẩm
  • Món mặn thường là thịt kho tàu
  • Món canh có thể chọn canh chua, canh khổ hoa, bắp cải…
  • Xôi hoặc bánh chưng, bánh tét
  • Dưa kiệu, dưa hành…

Nội dung bài văn cúng lễ tạ lễ hóa vàng năm mới

Sau khi gia chủ thắp hương xong thì vái ba lạy. Sau đó tiến hành đọc bài văn cúng lễ tạ, lễ hóa vàng năm mới như sau:

Có thể bạn quan tâm:  Soạn bài tập đọc lớp 5: Nghìn năm văn hiến

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, Bản cảnh Thành Hoàng, Thổ địa, Táo quân, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………

Chúng con là: ……………………………tuổi………………

Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành. Con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Đọc thêm bài viết: Bài văn khấn cúng Tết Nguyên tiêu chính xác đầy đủ nhất 

Bài văn cúng lễ tạ lễ hóa vàng năm mới: Cách thực hiện nghi thức hóa vàng

Hóa vàng là phong tục đốt vàng mã sau khi thực hiện lễ cúng. Mặc dù hiện nay tục đốt vàng mã được hạn chế khá nhiều. Tuy nhiên về mặt ý nghĩa nó vẫn là nét đẹp trong văn hóa người Việt. Hóa vàng được xem là cách báo hiếu của con cháu với ông bà, tổ tiên và thần linh. Ông bà xưa quan niệm rằng “trần sao, âm vậy”. Nên lễ hóa vàng là một trong những phương thức để người sống kết nối với người đã khuất. Chính vì thế sau khi lễ cúng hoàn thành. Người thực hiện sẽ vái 3 lạy để thỉnh tiền vàng mang đi hóa.

Có thể bạn quan tâm:  Trải nghiệm là gì? Ý nghĩa của sự trải nghiệm?

Nơi hóa vàng thường được chọn là ở góc sân vườn sạch sẽ, cách xa những nơi ô uế. Cần chú ý thứ tự thực hiện hóa vàng như sau:

– Phần tiền vàng của gia thần cần phải hóa trước tiên.

– Sau đó đến phần tiền vàng, đồ dùng của gia tiên.

– Nếu trong gia đình có người mới mất trong năm. Phần tiền vàng của người này nên để riêng và thực hiện hóa cuối cùng

Sau khi hóa vàng xong, người làm lễ dùng rượu cúng để phẩy lên phần tro sau khi hóa vàng. Cách làm này để người cõi âm mới nhận được lễ mà con cháu gửi xuống.

Sau khi hóa vàng xong, người thức hiện lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an. Sau đó xin phép hạ lễ để chia lộc cho con cháu trong gia đình cùng hưởng.

Trên đây là nghi thức và bài văn cúng lễ tạ, lễ hóa vàng năm mới. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều rất quen thuộc với lễ này vào mỗi dịp đầu năm. Việc chuẩn bị lễ cúng chu đáo, kỹ lưỡng là một cách thể hiện tấm lòng đối với tổ tiên và thần linh. Đây cũng chính là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Để lại Lời nhắn