Cách chuẩn bị lễ cúng khai trương đúng chuẩn và đầy đủ nhất

Cúng khai trương là một lễ cúng khá quen thuộc. Đây cúng là nghi thức quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Cúng khai trương thường được thực hiện để bắt đầu kinh doanh buôn bán của cửa hàng hoặc công ty. Ngoài ra cúng khai trương còn được áp dụng sau Tết. Khi các cửa hàng, công ty mở cửa hoạt động buôn bán trở lại kỳ nghỉ. Hãy cùng tìm hiểu về cách chuẩn bị lễ cúng khai trương qua bài viết dưới đây.

Ý nghĩa lễ cúng khai trương

Đây là lễ cúng mang ý nghĩa cầu phúc cho việc kinh doanh mua may bán đắt và phát đạt. Bởi theo tín ngưỡng văn hóa dân gian, mỗi vùng đất đều được cai quản và bảo vệ của thần linh và chư phật. Vì thế khi khai trương cửa hàng, hàng quán hoặc công ty thì cần phải có lễ cúng khai trương. Đây giống như hình thức báo cáo với thần linh để được sự cho phép và phù hộ của họ. Điều này sẽ giúp cho công việc kinh doanh buôn bán được tiến triển thuận lợi, phát đạt. Đây là hai trong ba yếu tố tạo nên sự thành công cho công việc kinh doanh của bạn gồm: thiên thời – địa lợi – nhân hòa.

Đối với cúng khai trương đầu năm thì mang ý nghĩa bắt đầu chu kỳ mới trong năm mới. Sự bắt đầu lại trong năm mới với mong muốn khởi đầu may mắn suôn sẻ. Công việc làm ăn trong năm mới sẽ không còn những xui rủi hoặc những thất bại trong năm cũ.

Đối với gia chủ có điều kiện thì cách chuẩn bị lễ cúng khai trương khá bài bản. Ngày khai trương thường sẽ được xem và chọn một cách kỹ lưỡng. Cách xem ngày này thường được đối chiếu theo phong thủy. Từ đó chọn ra ngày lành, giờ tốt và hợp với mệnh của gia chủ để tiến hành. Ngoài ra với một số người kỹ tính hoặc kinh doanh lớn còn chọn cả người mua mở hàng có mệnh phù hợp. Còn đối với việc khai trương đầu năm hoặc các hàng quán nhỏ thì người dân thường chọn ngày mồng 9 tháng giêng âm lịch. Họ sẽ tiến hành cúng khai trương vào buổi sáng sau đó bắt đầu buôn bán ngay ngày hôm đó.

Những lễ vật cần có của mâm cúng khai trương

Mâm cúng khai trương là một cách thể hiện tấm lòng thành ý của gia chủ đối với thần linh. Vì vậy việc chuẩn bị mâm cúng khai trương phải kỹ lưỡng và đầy đủ. Những món lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng gồm:

  • 3 nén hương tốt nhất nên chọn loại hương to có hình rồng phụng
  • 2 đèn cầy hoặc đèn dầu nhỏ
  • Giấy tiền vàng bạc: Ngoài các loại giấy tiền thông thường, khi cúng khai trương người ta còn chuẩn bị thêm loại vàng mã có hình dạng thỏi vàng và đồng tiền vàng
  • Hoa tươi: Thông thường nên chọn các loại hoa mang ý nghĩ tốt lành. Có thể chọn các loại hoa như cát tường, đồng tiền, cúc kim cương…
  • Mâm ngũ quả tùy theo vùng miền và điều kiện mà mâm ngũ quả được lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý chọn loại trái cây tươi ngon để dâng lên thần linh. Bạn có thêm thêm quả sung vào mâm cúng để mang ý nghĩa sự phát đạt, sung túc.
  • 3 chung trà và 3 chung rượu trắng
  • 1 đĩa trầu cau
  • 1 con gà luộc
  • 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối…
Có thể bạn quan tâm:  Bài tập luyện tập Tiếng Anh 10 mới theo từng unit

Tham khảo thêm bài viết: Bài cúng cô hồn hàng tháng

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi cửa hàng, công ty mà có mâm cỗ khác nhau

Ngoài các lễ vật bắt buộc phải có của mâm cúng khai trương. Tùy điều kiện mà bạn có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác để mâm cúng thêm thịnh soạn. Có thể kể đến một số lễ vật như xôi chè, bánh kẹo, heo quay, tam sên, bánh bao…

Mâm cúng khai trương thường được bày biện đẹp mắt trên bàn lớn. Vị trí bàn cúng thường được đặt trước cửa lớn của cửa hàng hoặc công ty xí nghiệp. Bởi theo quan điểm cúng khai trương là cách thức để gia chủ xin thần linh, thổ công cho phép hoạt động kinh doanh buôn bán của mình. Nên việc bày mâm cúng nên được đặt ở bên ngoài cửa lớn sẽ hợp lý hơn.

Cách chuẩn bị lễ cúng khai trương: Nghi thức cúng và văn khấn khai trương

Sau khi chuẩn bị mâm cúng xong, đợi đến giờ lành đã chọn, gia chủ tiến hành thắp hương. Sau đó vái 3 lạy và tiến hành đọc văn khấn. Nội dung văn khấn tùy theo từng nơi mà có thể có một số câu từ cải biên. Tuy nhiên về cơ bản nội dung văn khấn như sau:

“– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, Táo quân, Tôn thần.

– Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….……………………………………….

Hôm nay, ngày………… Tháng…………năm…………, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (địa chỉ)………………………………………… (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty). Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt.

Do đó con chọn ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh……. cúi mong soi xét.

Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch. Cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án. Thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này. Xin hãy thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.”

Đọc văn khấn một cách nghiêm túc, không hời hợt

Bạn cần lưu ý khi đọc văn khấn cần phải thể hiện sự thành tâm và tin tưởng của mình. Đọc văn khấn cần chậm rãi không qua loa, vội vàng. Như vậy thì mới có thể nhận được sự phù hộ của thần linh. Bạn cũng có thể in văn khấn ra để đọc nếu không thể thuộc được.

Có thể bạn quan tâm:  Write about your favourite food

Người thực hiện nghi thức cúng có thể do chính chủ cửa hàng hay chủ công ty, xí nghiệp. Ngoài ra, cũng có thể mời các vị chư tăng hoặc thầy phong thủy có đạo đức, phẩm hạnh tốt thực hiện thay cho gia chủ.

Sau khi đọc văn khấn xong, gia chủ cần thực hiện nghi thức rót trà, rót rượu 3 lần. Khi 3 nén hương đã hết, gia chủ tiến hành rải muối và gạo ra bốn phương tám hướng. Sau đó bái thần linh để xin tiền vàng đi hóa.

Đến đây về cơ bản đã hoàn tất lễ cúng khai trương. Lúc này bạn có thể hạ cổ và mời khách hàng đầu tiên vào cửa hàng. Thông thường bạn nên chọn người hợp tuổi, tính tình vui vẻ niềm nở và phóng khoáng để mở hàng. Như vậy sẽ góp phần mang lại sự mua may bán đắt trong ngày đầu khai trương.

Cách chuẩn bị lễ cúng khai trương ngoài mâm cỗ còn chú trọng đến khâu trang trí

Để lễ khai trương thêm ấn tượng, việc trang trí cửa hàng cũng khá quan trọng. Nếu cửa hàng quá sơ sài vào ngày khai trương cũng sẽ không thu hút được khách hàng. Hoa tươi và cổng chào thường là những vật dụng trang trí phổ biến vào ngày khai trương. Càng nhiều lẵng hoa chúc mừng trưng bày trước cửa hiệu là một cách thể hiện quy mô kinh doanh. Ngoài ra một cổng chào bong bóng cũng sẽ góp phần làm nổi bật cho cửa hàng của bạn

Bạn nên chọn gam màu đỏ – vàng để trang trí cho cửa hàng vào ngày khai trương. Vì hai tông màu này là biểu tượng của sự thành công và may mắn. Bạn cũng có thể sử dụng mascot, người hơi, rối hơi, âm nhạc, đèn led,… Đây cũng là cách trang trí cho buổi khai trương thêm phần sôi động và thu hút.

Múa lân mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ 

Ngoài các bước thực hiện lễ cúng khai trương như trên. Một số cửa hàng lớn hoặc công ty còn chuẩn bị thêm các tiết mục bổ sung để ngày khai trương thêm xôm tụ. Một trong những hoạt động phổ biến và hiệu quả nhất chính là múa lân. Xuất phát từ văn hóa phương Đông, múa lân khai trương mang ý nghĩa cầu chúc tốt lành, may mắn.

Có thể bạn quan tâm:  Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Khoa học năm 2022 - 2023 Tải nhiều

Ngoài ra, múa lân còn được xem là cách xua đuổi tà khí, mang lại sự may mắn tốt lành. Đây còn là một hình thức quảng bá cho hoạt động kinh doanh của bạn khá thân thiện. Giúp thu hút sự chú ý của người dân xung quanh cũng như người đi đường. Nếu có điều kiện, bạn nên kết hợp thuê cả lân – sư – rồng cho ngày trọng đại này. Việc thuê một đội múa lân hiện nay cũng khá dễ dàng và đơn giản. Bạn có thể chủ động chọn bài múa, chọn lân cho phù hợp với ý nghĩa của buổi lễ.

Một số hoạt động nổi bật khác

Hoạt động cắt băng khánh thành cũng khá phổ biến đối với các cửa hàng hoặc công ty, xí nghiệp. Khác với múa lân, hình thức này xuất phát từ văn hóa phương Tây. Việc cắt băng khánh thành mang ý nghĩa mang lại một điều mới mẻ, hứa hẹn sự bất ngờ. Người được chọn để cắt băng khánh thành ngoài gia chủ còn có những người được chính gia chủ mời. Thông thường là những người có tầm ảnh hưởng như quan chức địa phương. Hoặc những người có vai trò trực tiếp trong việc điều hành và quản lý công ty, cửa hàng. Hoặc cũng có thể là các đối tác lớn, nhà cung cấp quan trọng.

Nghi thức cắt băng khánh thành được chuẩn bị với một dải lụa đỏ tươi kéo dài ngang vị trí ngực của những người cắt băng. Để tăng tính thẩm mỹ và long trọng người ta còn trang trí thêm với các quả cầu lụa đỏ. Các nhân vật đại diện sử dụng kéo dài để tiến hành cắt dải lụa. Không khí cắt băng khánh thành cần được duy trì trong không khí vui tươi, hào hứng. Hoạt động cắt băng khánh thành thường được kết thúc bằng việc bắn pháo bông, pháo kim tuyến hoặc khui champagne và nâng ly chúc mừng.

Hoạt động cắt băng khánh thành thường được áp dụng cho các công ty, cửa hàng lớn nhằm thể hiện quy mô, tầm cỡ của hoạt động kinh doanh. Sự kiện này thường thu hút đông đảo giới truyền thông và có sức lan tỏa lớn đến cộng đồng.

Ngoài hai hoạt động trên còn có các hoạt động khác để tăng thêm tính thu hút cho lễ khai trương của bạn. Ví dụ như treo bảng hiệu hoặc các chương trình phát quà tặng, khuyến mãi dùng thử,…

Trên đây là cách chuẩn bị lễ cúng khai trương để các bạn tham khảo. Dân gian có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy lễ cúng khai trương là vô cùng cần thiết đối với hoạt động kinh doanh buôn bán. Chuẩn bị lễ cúng chu đáo và thành tâm là cách giúp bạn tạo thêm phúc lành. Từ đó góp phần mang lại sự may mắn suôn sẻ cho công việc làm ăn của bạn.

Lễ cúng khai trương không chỉ mang ý nghĩa tâm linh. Nó còn là một hoạt động marketing hiệu quả giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Do đó khai trương chính là phần không thể thiếu, tạo nên thành công cho việc kinh doanh của bạn.

Để lại Lời nhắn