Giữa những sấp ngửa bon chen sòng đời, bà Tú tựa như thân cò lặn lội sớm hôm. Trước tình cảnh đó, Trần Tế Xương đã viết nên thơ mà bày tỏ nỗi lòng. Hãy theo dõi cảm nhận về bài thơ Thương vợ dưới đây để hiểu rõ hơn.
Cảm nhận bài thơ Thương vợ – người đàn bà tảo tần
Muốn cảm nhận bài thơ này, trước hết ta cần tìm hiểu về người vợ trong thơ ông Tú.
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Mang một gánh nặng “quanh năm” – đó là cách mà người vợ xuất hiện. Thời gian “quanh năm” cùng địa điểm “mom sông” đã thể hiện được hoàn cảnh của bà. Đó là một công việc vất vả, ngược xuôi và đầy bấp bênh. Mẹ “nuôi” con là chuyện hết sức bình thường. Nhưng ở đây lại xuất hiện thêm lượng từ “một chồng”. Có thể thấy, tác giả tự coi mình là gánh nặng với vợ của mình. Bà Tú “nuôi đủ” hết thảy, không bỏ rơi hay phàn nàn. Đó chính là đức hy sinh, bao dung của bà.
Người chồng trong bài thơ
Một duyên, hai nợ, âu đành phận
Năm nắng, mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
-> Đọc thêm bài viết cảm nhận bài thơ Tỏ Lòng hay nhức nhối.
Với thành ngữ sáng tạo, nhà thơ đã cho ta thấy sự hết lòng vì chồng con ở bà Tú. Vừa thương cho vợ, Tú Xương vừa bất mãn trước thói đời nhiễu nhương. Ông tố cáo “cha mẹ thói đời ăn ở bạc”, bất công với người phụ nữ. Đồng thời tự nhận mình “hờ hững”, nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ từng ngày. Sự bất lực, đau đớn đó ta chỉ có thể bắt gặp trong Thương vợ của Tú Xương.
Muốn cảm thụ hết thảy ý thơ trong Thương vợ không phải chuyện dễ dàng. Dùng sự chân thành để tường tận nỗi lòng tác giả. Chắc chắn em sẽ có bài viết thật hay!
Hoài Thương ST