Tên người, tên đồ vật, hiện tượng… đều là các loại danh từ (DT) khác nhau. Đây được xem là nhóm từ có số lượng lớn nhất trong Tiếng Việt. Bạn đã hiểu đúng những từ này là gì và phương pháp phân loại chúng trong Tiếng Việt chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
DT là gì?
Theo từ điển trực tuyến Soha, nhóm từ rộng lớn này được định nghĩa như sau:
– Là các từ có tác dụng diễn đạt ý nghĩa sự vật, đối tượng, đơn vị, con vật… Thông thường các chủ ngữ trong một câu đều là danh từ.
Ví dụ:
– Chỉ sự vật, hiện tượng: nắng, mưa, tuyết, bàn, ghế…
– Chỉ khái niệm: kinh nghiệm, tự do, tình yêu…
– Chỉ đơn vị: cái, chiếc, mớ, đôi…
Ngoài ra còn có một loại DT khác khá đặc biệt là DT khoa học. Đây là những từ hoặc tổ hợp từ chuyên dùng trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Chúng cũng dùng để gọi tên sự vật hoặc biểu đạt các khái niệm chuyên ngành.
Phân loại các nhóm DT trong Tiếng Việt
Để hiểu một cách đơn giản và dễ nhứ nhất, DT được phân chia làm 2 loại. Bao gồm DT riêng và DT chung. Trong đó:
– DT riêng là tên riêng có viết hoa của người, sự vật, hiện tượng. Nhóm này bao gồm tên người, tên địa phương, tên địa danh. Những DT này đều phải viết hoa các chứ cái đầu câu.
– DT chung bao gồm tên của sự vật, hiện tượng. DT chung lại được chia làm 2 loại nhỏ hơn là DT cụ thể và DT trừu tượng.
+ DT cụ thể: chỉ sự vật, hiện tượng: sách vở, cơn gió, giọt mưa… Đây là những hiện tượng, sự vật có thể nhận thức ngay lập tức, ví dụ mưa, nắng, gió, sấm chớp…
+ DT trừu tượng: chỉ cảm nhận mà không thể nhìn thấy. Ví dụ như: ý nghĩa, hạnh phúc…
Tham khảo thêm bài viết: Từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt – Khái niệm, cách sử dụng chính xác
Một số danh từ khác
Ngoài ra, còn một loại DT khác nữa không được xếp vào 2 nhóm trên là DT chỉ đơn vị. Đây là những từ dùng để chỉ đơn vị của các sự vật, hiện tượng. Chúng được phân loại tùy theo tình huống, ngữ cảnh của câu và phạm vi sử dụng. Chúng ta có thể tạm thời chia chúng thành 5 loại nhỏ sau:
– DT chỉ đơn vị tự nhiên: còn gọi là DT chỉ loại, dùng để phân biệt loại sự vật. Ví dụ như: con, hạt, chiếc, tấm, sợi, tờ, quyển…
– DT chỉ đơn vị đo lường: có tác dụng dùng đong đếm vật chất. Ví dụ như: ký, lít, gang, sải, mét, xăng-ti-mét, tạ, tấn…
– DT chỉ đơn vị tập thể: dùng để đong đếm sự vât tồn tại theo nhóm, cụm, số nhiều. Ví dụ như: đôi, đám, hàng, dãy, đàn, cặp…
– DT chỉ đơn vị thời gian: dùng để tính thời gian. Ví dụ như: buổi, ngày, tuần, tháng, năm, giờ, phút, giây…
– DT chỉ đơn vị hành chính thuộc nhà nước. Ví dụ như: ban, ngành, cấp, thôn, xóm, xã, tiểu đội, đại đội…
Trên đây là một số thông tin về danh từ và cách chia nhóm của chúng trong Tiếng Việt. Danh từ rất dễ nhận biết, ngoài ra chúng còn liên kết với nhau tạo thành cụm danh từ. Bạn có thể hướng dẫn trẻ đọc nhiều sách hơn để phân biệt danh từ và các loại từ khác.