GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA MỚI – TIẾNG VIỆT LỚP 2 (Bộ sách Cánh diều, chân trời sáng tạo, kết nối tri thức và cuộc sống)

PHIẾU GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA CÁNH DIỀU MÔN TIẾNG VIỆT; LỚP 2-TẬP 1

 

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
Ươm mầm Trang 90, 91 Bài đọc dài, nhiều tên người nước ngoài khó đọc: Rô-linh, Ha-ri Pót-tơ Chọn bài tập đọc gần gũi với học sinh lớp 2. Bài tập đọc dài, có nhiều từ khó đọc.
Thầy cô của em Trang 71, Bài tập 2 Giới thiệu, bình chọn sản phẩm yêu thích. Tặng cô (thầy) sản phẩm của em. Lệnh cần nêu rõ yêu cầu: giới thiệu, bình chọn tranh vẽ hay sản phẩm gì? Bài tập 2, không rõ yêu cầu: giới thiệu, bình chọn sản phẩm yêu thích là gì?
Tiết 7, 8 Trang 75, bài tập 3 3. Điểm tốt nào của nhân vật “bạn” đã làm cha nai nhỏ yên tâm, không còn lo lắng? 3. Bạn của nai nhỏ có điểm tốt nào khiến cha nai nhỏ yên tâm, không còn lo lắng? Tránh câu hỏi có từ ngữ trùng lặp “nhân vật bạn” ở bài tập 2. Thay cách hỏi  để câu hỏi gần gũi, thân thiện hơn với học sinh.

PHIẾU GÓP Ý SÁCH GIÁO KHOA CÁNH DIỀU MÔN TIẾNG VIỆT; LỚP 2-TẬP 2

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
Luyện tập Trang 5, Bài tập 2 (dòng 5) 2. Các từ nói trên trả lời cho câu hỏi nào? Trong các câu thơ trên, chúng được dùng để tả những gì? 3. Các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ đó trả lời cho câu hỏi nào? Chúng được dùng để tả những gì? Câu hỏi trừu tượng, không rõ ràng.

 

Bồ câu tung cánh Trang 7, câu hỏi 3 phần đọc hiểu 3. Bồ câu đã giúp tướng Nguyễn Chích đánh giặc như thế nào? 3. Tướng Nguyễn Chích đã dùng bồ câu làm gì để góp phần đánh thắng nhiều trận quan trọng? Câu hỏi chưa phù hợp với nội dung bài đọc.
Cây xanh với con người Trang 26. Phần đọc hiểu, câu hỏi 1 Mỗi ý trong đoạn 2 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là những lợi ích gì? Mỗi ý trong đoạn 1 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là những lợi ích gì? Câu hỏi chưa phù hợp với nội dung vì ích lợi của cây xanh ở đoạn 1 không có trong đoạn 2.
Có thể bạn quan tâm:  Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra năng lực giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học

 

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG  MÔN TIẾNG VIỆT; LỚP 2 -TẬP 1

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
 

 

Em có xinh không

 

 

 

 

 

 

Một giờ học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tớ nhớ cậu

 

 

Trang 26 dòng 4

 

 

 

 

Trang 29

 

 

 

 

 

 

 

Trang 84

Cách ghi dấu câu không có sự thống nhất chung:

VD: Ở nhà, nó luôn hỏi anh “Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen “Em xinh lắm!”.

 

VD: Thầy giáo nói: “Chúng ta cần học cách giao tiếp tự tin. Vì thế hôm nay…điều gì mình thích”.

Thầy bảo: “Em cố nhớ xem, sáng nay ngủ dậy, em làm gì?”

Kiến nói: “Cậu phải thường xuyên nhớ tớ đấy.”.

Thống nhất cách ghi dấu câu.

Theo các văn bản trước thường trình bày như sau:

Ở nhà, nó luôn hỏi anh “Em có xinh không?” Voi anh bao giờ cũng khen “Em xinh lắm!”

Cách ghi các dấu câu trước và sau dấu đóng ngoặc kép không có sự thống nhất.

Cần thống nhất cách ghi dấu câu theo đúng quy đinh.

 

Ngày hôm qua đâu rồi? Trang 16, dòng 5 Tìm trong khổ thơ 2, 3 từ chỉ sự vật Kiến thức khó vì bài LT&C học ở bài sau, HS chưa hiểu khái niệm từ chỉ SV là gì?
  Trang 27, phần luyện tập theo văn bản đọc, bài 1 Màu nền tím nhạt dưới các từ ngữ: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ, lắc đầu, ngắm mình trong gương, khen Tô màu nền đậm hơn làm nổi kênh chữ. Màu nền nhạt, học sinh khó phân biệt các từ ngữ.
Có thể bạn quan tâm:  Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp

 

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG  MÔN TIẾNG VIỆT; LỚP 2 -TẬP 2

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
Chuyện bốn mùa Trang 10, câu hỏi 3 3. Dựa vào bài đọc, nói tên mùa phù hợp với mỗi tranh.

(Kênh hình có 3 tranh xếp theo hàng ngang.)

Phần hình nên ghi tên tranh theo thứ tự 1, 2, 3. Ghi tên tranh để học sinh nói tên mùa ứng với mỗi tranh dễ hiểu hơn. VD: tranh 1- mùa xuân, tranh 2: mùa đông,…
Luyện viết đoạn Trang 15 2. Viết 3-5 câu tả một đồ vật em thường dùng vào ngày nắng hoặc ngày mưa, ngày nóng hoặc ngày lạnh. Nên cho đề bài hướng vào 2-3 đồ vật cụ thể. Đề bài mở, kiến thức rộng, Học sinh lớp 2 sẽ gặp khó khăn khi chọn đồ vật, dùng từ ngữ để tả. Mặt khác tiết học chỉ có 40 phút giáo viên sẽ gặp không ít khó khăn khi hướng dẫn học sinh tả nhiều đồ vật khác nhau như: cái ô, cái nón, cái mũ, cái quạt, áo mưa, cái khăn,…)
Luyện đọc đoạn Trang 37, bài 2 2. Viết 3-5 câu kể về một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sinh sống. Thay đề bài khác gần gũi với học sinh hơn.

2. Viết 3-5 câu kể về một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sinh sống hoặc ở trường, lớp em.

Bài tập này yêu cầu học sinh kể về một sự việc về người thật, việc thật ở nơi sinh sống. Mỗi em phải tự nhớ lại sự việc được tham gia hoặc chứng kiến. Đề bài mở, khó với học sinh lớp 2.
Có thể bạn quan tâm:  Giáo án Toán lớp 1 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm đầy đủ nhất

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA CHÂN TRỜI SÁNG TẠO MÔN TIẾNG VIỆT; LỚP 2 -TẬP 1

Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất
Thời gian biểu : Cầu thủ nhí Lê Đình Anh Trang 13 Bảng thời gian biểu của câu thủ nhí Lê Đình Anh Kẻ cột, hàng trong thời gian biểu hoặc tô màu nền phân biệt rõ khoảng thời gian sáng, trưa, chiều, tối. Giúp học sinh quan sát Thời gian biểu thuận lợi.

Để đảm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ về kênh hình, kênh chữ.

Bài 4 Trang 15 4. Đặt một câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.

M:- Bạn Lan đang đọc sách.

-Bạn Mai rất chăm chỉ.

Và 4 hình ảnh: (như SGK)

4. a) Đặt một câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.

b) Đặt câu với những hình ảnh dưới đây: (4 hình như SGK)

Tôi chưa hiểu ý đồ của nhà xuất bản sách khi lệnh của bài 4 là: Đặt một câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3. Và đưa ra 4 hình ảnh (một em gái đang đọc sách, một em trai đá cầu, hai em gái nhảy dây, hai em trai chơi cờ vua) với yêu cầu gì? Hay hình ảnh chỉ mang tính minh họa?

 

Tải tài liệu miễn phí ở đây

 

Để lại Lời nhắn