Đa giác, đa giác đều là nội dung các bạn được học trong chương trình Toán lớp 8. Trong đa giác, các bạn sẽ được làm quen với lục giác đều. Trong đó, sẽ có các tính chất và các công thức tính toán lục giác đều, đa giác và đa giác đều. Vậy những tính chất và công thức đó là gì?
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Công thức tính lục giác đều, đa giác, đa giác đều.
Đa giác n cạnh là một hình có n đoạn thẳng sao cho hai đoạn thẳng bất kì có điểm chung đều khồng nằm trên cùng một đường thẳng. Còn đa giác đều là một hình đa giác có tất cả các cạnh và góc bằng nhau.
Trong đa giác, đa giác đều có 4 công thức các bạn cần nhớ là:
- Công thức tính số đường chéo của đa giác: n(n – 3)/2.
- Công thức tính tổng số đo các góc của đa giác: 180o.(n – 2).
- Công thức tính số đường chéo xuát phát từ 1 đỉnh của đa giác: n – 3.
- Công thức tính số đo một góc của đa giác đều: 180o.(n – 2)/n.
Lục giác đều là một hình đa giác đều có sáu cạnh và sáu góc bằng nhau. Về công thức tính số góc và số cạnh các bạn áp dụng tương tự các công thức trên với n = 6. Ngoài ra, còn có công thức tính toán như sau:
- Công thức tính chu vi: P = 6.a (với a là số đo cạnh của lục giác đều)
- Công thức tính diện tích: S = 3 căn 3 a2/2.
- Công thức tính cạnh: a = 2.R.sin(n. 360o/2) = 2.r.tan(n. 360o/2) với R,r lần lượt là bán kình của đường tròn ngoại và nội tiếp cảu đa giác đều.
Một vài tính chất quan trọng của lục giác đều.
Trong LG đều, có các tính chất sau:
- Các cạnh của LG đều dài đúng bằng bán kính đường tròn ngoại tiếp LG đó.
- Nếu nối tâm đường tròn ngoại (và nội) tiếp với các đỉnh của LG thì ta sẽ có 6 tam giác đều.
Để nắm vững được các kiến thức trên các bạn cần luyện nhiều bài tập. Mời các bạn tham khảo tài liệu bên dưới.
Lục giác đều, đa giác, đa giác đều - Tính chất và bài tập
Sưu tầm: Thu Hoài