Nghề mây tre đan ở Hoằng Thịnh

KTNT – Trong khi nhiều địa phương còn lúng túng với việc du nhập, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con thì ở xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hoá – Thanh Hoá), nghề mây tre đan đã có truyền thống hàng trăm năm. Hiện, Hoằng Thịnh có tới 80% số hộ tham gia làm nghề, đóng góp 48% vào cơ cấu kinh tế của xã.

Thăng trầm nghề truyền thống

Xem thêm: Nông nghiệp là gì

Về Hoằng Thịnh hôm nay, ai cũng nhận thấy những mảnh sân lớn bé tràn ngập các mặt hàng TTCN như rổ rá, nứa cuốn mỹ nghệ… Cụ Lê Văn Nang (75 tuổi) ở thôn 7 cho biết: “Nghề mây tre đan của xã có từ bao giờ tôi cũng không biết. Khi chưa tròn 10 tuổi, tôi đã thấy nghề này được cả xã làm. Vào thời điểm nông nhàn, những khi trăng thanh gió mát, các bà, các mẹ, các chị, các em quây quần vừa làm vừa chuyện trò cười nói râm ran. Tôi cũng theo bố mẹ, anh chị trong nhà lấy nan học đan rổ rá. Nghề được truyền từ đời này sang đời khác và trở thành nghề truyền thống của gia đình, địa phương”.

Xem thêm: Tìm đối tác sản xuất nông nghiệp

Những năm bao cấp, phần lớn các mặt hàng đan lát của xã xuất sang thị trường Đông âu. Do đó, sản phẩm có đầu ra ổn định, bà con yên tâm sản xuất. ông Hoàng Văn Miện (61 tuổi) ở thôn 7 nhớ lại: “Những năm đó, phong trào sản xuất hàng mây tre đan mỹ nghệ của xã phát triển rầm rộ. Nguyên liệu chủ yếu là nứa, vàu, mây, sẵn có ở trong tỉnh. Kỹ thuật của nghề đan lát này không mấy phức tạp nên ai cũng làm được. Vả lại, làm được bao nhiêu xe ô tô về chở đi hết bấy nhiêu, lại có tiền ngay, thu nhập so với làm nông nghiệp cao hơn nhiều nên bà con phấn khởi lắm. Có thời điểm làm không kịp. Trong làng ngoài xã không khí vui như hội”. ông Miện ngừng lời, thoáng chút trầm ngâm hiện ra trên khuôn mặt già nua: “Nếu làm ăn cứ “thuận buồm xuôi gió” thì dân Hoằng Thịnh chúng tôi giờ đã thành triệu phú, tỷ phú hết rồi. Trong cuộc khủng hoảng ở Đông âu những năm 1990, bà con làm nghề ở Hoằng Thịnh lao đao vì mất thị trường. Cũng thời gian đó, nhiều hộ bỏ hẳn nghề mây tre đan truyền thống, chuyển hướng làm ăn nhưng cuộc sống cũng chẳng khá lên được”.

Có thể bạn quan tâm:  Lập dàn ý cảm nghĩ về tình bạn-dàn ý về tình bạn hay nhất

Xem thêm: làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh

Khi các chính sách đầu tư, phát triển ngành nghề TTCN của Nhà nước ban hành, nghề mây tre đan Hoằng Thịnh sau nhiều năm điêu đứng giờ được vực dậy. Sau nhiều cuộc họp bàn, địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động bà con khôi phục sản xuất, đồng thời mở các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật… Con số 80% hộ tham gia sản xuất mây tre đan đã khẳng định nghề TTCN này đang trở lại thời “hoàng kim”. Bên cạnh đó, còn tổ chức cho bà con tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở các xã Quảng Phong (Quảng Xương), Định Tường (Yên Định). Các mặt hàng của xã ngày càng đa dạng, phong phú, thị trường tiêu thụ được mở rộng.

khó khăn cần được tháo gỡ

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cút đất

Nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát triển làng nghề theo tinh thần Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ Thanh Hoá, đồng thời hạn chế các tác động xấu trong sản xuất đến đời sống của bà con và môi trường, năm 2001, xã đã được phê duyệt xây dựng trung tâm làng nghề trên diện tích 6.500m2. Hiện, xã đang tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng như giao thông, hệ thống điện, nước phục vụ sản xuất, đồng thời khuyến khích, vận động các chủ hộ vào khu trung tâm xây dựng nhà xưởng sản xuất. Mặc dù còn nhiều khó khăn như kinh phí hạn hẹp, các mặt hàng còn thô sơ, doanh nghiệp và các hộ vẫn sản xuất theo lối truyền thống dựa trên “vốn ông cha” nên sản phẩm chưa có thương hiệu mạnh để trực tiếp xuất khẩu mà phải qua trung gian, ngày công lao động còn thấp… nhưng Hoằng Thịnh vẫn tin tưởng và quyết tâm hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm:  Viết đoạn văn miêu tả ngôi nhà bằng tiếng anh

Cùng với sự cố gắng nỗ lực của địa phương, Hoằng Thịnh đang rất cần được sự quan tâm, hơn nữa của Nhà nước về vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất; và sự hợp tác với các doanh nghiệp trong việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm… để ngành nghề TTCN phát triển bền vững.

Đỗ Phương Thảo

Để lại Lời nhắn