Phân tích Vội Vàng – bài văn mẫu hay nhất

Đọc Vội Vàng, ta như muốn chạy theo nhịp đập hối hả của trái tim nhà thơ. Những men say, những ngất ngư của tuổi trẻ, của thời tươi làm lòng người bao đời say đắm. Phân tích Vội Vàng, thực chất chính là tìm hiểu một tâm tình. Và muốn làm tốt dạng đề này, ta cần lưu ý các điểm sau:

Kĩ năng cần thiết để làm văn hiệu quả

  • Hiểu rõ tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. Điều này chi phối nhiều đến quá trình phân tích của em
  • Chia bố cục rõ ràng, làm sáng tỏ từng ý thơ
  • Khai thác các chi tiết đắt giá làm điểm nhấn cho bài viết
  • Liên hệ, so sánh với các câu thơ, nhà thơ khác để làm nổi bật nội dung tư tưởng
  • Tìm kiếm, tham khảo các bài văn mẫu hay.

Dàn ý bài phân tích Vội Vàng  

Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác
  • Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

  • Tình yêu thiên nhiên và niềm say mê của tác giả (11 câu đầu)
  • Nỗi băn khoăn, trắc trở của nhà thơ trước cái vô hạn của thời gian, hữu hạn ở đời người (18 câu kế tiếp)
  • Khát vọng sống hết mình giữa dòng đời tươi trẻ (các câu còn lại)
  • Giá trị nội dung và nghệ thuật toàn bài
Có thể bạn quan tâm:  Bài phân tích Hai đứa trẻ - vẻ đẹp bình dị, sâu lắng

Tham khảo thêm một số bài phân tích tác phẩm văn học nổi tiếng tại đây. Phân tích 13 câu đầu bài thơ vội vàng. Phân tích nhân vật Vũ Nương, khổ 3 Tây Tiến…

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ chung của bản thân.

Bài văn mẫu phân tích Vội Vàng tham khảo

Dưới đây là bài văn mẫu phân tích bài thơ “Vội vàng” để các bạn tham khảo:

Xuân Diệu là cái tên sáng giá hàng đầu trên bầu trời Thơ mới Việt Nam. Ông được mệnh danh là “ông hoàng” thơ tình, là cây đại thụ lớn trong nền thi ca hiện đại. Tác phẩm mang đậm phong cách sáng tác của Xuân Diệu nhất chính là “Vội vàng”, trích từ tập “Thơ thơ” (1938). Bài thơ là tiếng lòng của một trái tim say đắm tình yêu với những triết lý đầy sâu sắc về thời gian và cuộc đời.

Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét rất đúng về Xuân Diệu. Ông gọi nhà thơ là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Xuân Diệu đã thể nghiệm rất thành công nhiều ý tưởng của thi ca nước ngoài vào thơ Việt. Ông thổi một luồng gió mới lạ lẫm, những quan điểm sống phóng khoáng vào xã hội bất giờ.

Khao khát thời gian ngưng lại để ôm trọn từng khoảnh khắc

– Phân tích 4 câu thơ đầu:

Mở đầu bài thơ là những ám ảnh và khao khát nắm giữ được thời gian:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

+ Sự mới lạ trong xưng hô: Thông thường, lối viết thơ cũ hay sử dụng đại từ “ta” mà không phải là “tôi”. Cách thay đổi đại từ xưng hô của nhà thơ cũng là một bước tiến khá dài.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích nhân vật Huấn Cao “chất như nước cất”

+ Điệp từ “tôi muốn”: Những câu đầu thể hiện khát khao bỏng cháy, muốn giành giật, sống và cháy hết mình với tuổi trẻ. Điệp từ “tôi muốn” lặp đi lặp lại thể hiện sự đam mê cuồng nhiệt. “Tắt nắng”, “buộc gió” đều là những ước mơ viển vông. Đây là những hình ảnh cực kỳ trừu tượng và giàu chất thơ mà chỉ có Xuân Diệu mới có thể sử dụng đắt giá đến vậy.

– Bi kịch thời gian ám ảnh: Nhưng đang trong mạch tận hưởng cuộc sống tươi đẹp, nhà thơ lại rơi thẳng vào một bi kịch thời gian:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

Phân tích Vội Vàng: Diễn biến tâm trạng của nhà thơ

Nhận thức về thời gian tuyến tính một đi không trở lại cũng là quan điểm rất mới của Xuân Diệu. Thời gian trong thơ truyền thống là sự tuần hoàn, vì thế không gợi lên ý thức phải sống vội, phải tận hưởng. Bi kịch về sự tồn vong khiến nhà thơ luôn trong trạng thái day dứt:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.”

– Phân tích 9 câu thơ cuối: Những câu cuối cùng của bài thơ càng thể hiện rõ niềm khát khao, say mê với cuộc sống:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

+ Sử dụng từ ngữ mạnh và điệp từ “tôi muốn”: Đây chính là một trong những sở trường của Xuân Diệu. “Ôm, riết, say, cắn…” đều là những từ gợi tả rất mạnh. Kết hợp với điệp từ “ta muốn” thể hiện rõ tình yêu và khao khát sống trọn vẹn với tình yêu.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Quan điểm về cuộc sống trong bài thơ: Cuộc sống thật lộng lẫy, mới mẻ, rực rỡ, hấp dẫn. Cái nhìn của Xuân Diệu là cái nhìn đầy nhục cảm nhưng không tà đạo. Có lẽ ông là người đầu tiên khơi lên trong chúng ta những cảm xúc mạnh mẽ, táo bạo đến vậy về cuộc sống.

Vội Vàng là một bài thơ hay thắm nồng những điều tích cực. Xuân Diệu đã từng thảng thốt vì “lượng trời cứ chật”. Thời gian không chờ đợi một ai. Vậy, sao ta không cố gắng từng ngày cho quá trình học của bản thân. Tin rằng khi ấy em sẽ có được cho mình những bài văn phân tích thật đặc sắc.

Hoài Thương ST

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Để lại Lời nhắn