Phát triển chăn nuôi, hướng làm giàu ở bản Vạn

KTNT – “Bản Vạn không phải lo đến cái ăn nhờ khai hoang mở rộng diện tích thâm canh ruộng nước. Nhưng muốn vươn lên làm giàu thì phải chọn hướng phát triển chăn nuôi để khai thác hết tiềm năng của địa phương” – ông Vi Văn Chân, Bí thư Chi bộ bản Vạn, xã Bắc Sơn (Quỳ Hợp – Nghệ An) “bật mí” với chúng tôi về những kế hoạch cho tương lai của bản.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi nhím

Như để chứng minh lời mình nói, ông Chân dẫn chúng tôi đi thăm những chân ruộng bậc thang tốt bời bời mà theo ông, cách đây chưa lâu còn là vùng đầy lau lách, cỏ dại. Từ ít ruộng ban đầu, sau quá trình phát động, dân bản ngăn khe đắp đập làm ruộng nước để tự túc lương thực, đến nay bản Vạn đã có 6,7ha ruộng nước hai vụ. Đây quả là mơ ước của nhiều bản làng vùng sâu. Đủ cái ăn, bà con bản Vạn không còn ai phá rừng làm nương rẫy, nhiều nhà đã nhận rừng khoanh nuôi bảo vệ, trồng mới. Đến nay, cả bản đã có 90ha quế trên 10 năm tuổi.

Xem thêm: Cách nuôi gà rừng thần chủng 

Có thể bạn quan tâm:  Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian

Lý giải về nguyên nhân tại sao chọn chăn nuôi để làm giàu, ông Chân cho biết, vì diện tích rừng của bản nhiều, trâu – bò dễ bề chăn thả. Đàn trâu – bò của bản hiện có trên 200 con, bình quân mỗi hộ nuôi 8 con. Hộ nuôi nhiều nhất phải kể đến gia đình anh Viện (60 con), ông Nghị (30 con), ông Ngang (trên 10 con)…

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chuột cống nhum

Tuy nhiên, theo trưởng bản Vi Văn Nghị, bên cạnh những thuận lợi, phát triển chăn nuôi trâu -bò ở đây cũng gặp một số khó khăn. Do rừng được khoanh nuôi bảo vệ, cây đã khép tán nên cỏ dưới tán rừng không phát triển được; mặt khác, diện tích ven khe suối đã được khai hoang trồng lúa nên diện tích cỏ ít dần. Bà con vẫn quen chăn nuôi theo tập quán thả rông, hàng tháng mới luồn rừng kiểm tra nên rất khó phát hiện và kiểm soát dịch bệnh. Đội ngũ cán bộ thú y còn thiếu nên bà con cứ nơm nớp lo trắng tay vì dịch bệnh.

Phát triển chăn nuôi để làm giàu là hướng đi đúng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có tiềm năng về đồng cỏ. Tuy nhiên, bà con rất cần sự giúp đỡ của các ngành chức năng về khoa học kỹ thuậùt, đầu ra cho sản phẩm…

Cao Duy Thái

Để lại Lời nhắn