Quá trình nhân đôi ADN – Lý thuyết và trắc nghiệm có đáp án

Những khái niệm cần ghi nhớ

Chương trình Sinh học lớp 12 được đánh giá là chương trình hay và khó. Một số bài học điển hình như gen, mã di truyền, đột biến cấu trúc NST, … Trong phần bài này, chúng tôi xin giới thiệu một vài khái niệm liên quan đến quá trình nhân đôi ADN

Quá trình này được định nghĩa là sự nhân đôi ADN để tạo ra hai phân tử con có cấu trúc giống phân tử mẹ ban đầu. Quá trình này diễn ra ở pha S kì trung gian của chu kì tế bào. Các nguyên tắc nhân đôi là:

  • Nguyên tắc 1: Nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X
  • Nguyên tắc 2: Nguyên tắc bán bảo toàn: một mạch dùng làm mạch mẹ, mạch con được tổng hợp dựa trên mạch mẹ

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc nửa gián đoạn: một mạch được tổng hợp liên tục. Mạch kia được tổng hợp từng đoạn. Sau đó, các đoạn mới nối tiếp vào nhau.

Quá trình nhân đôi ADN
Quá trình nhân đôi ADN
Quá trình nhân đôi ADN

Các bước trong nhân đôi ADN

 Với tất cả các đoạn ADN bình thường, quá trình nhân đôi diễn ra theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Phân tử ADN mẹ tháo xoắn. Nhờ sự can thiệp của các enzym, phân tử mẹ tách thành mạch chữ Y. Do đó, mạch  khuôn lộ ra
  • Bước 2: Tổng hợp mạch ADN mới. Nhờ enzym ARN polimeraza  tổng hợp các đoạn mồi. Enzym ADN polimeraza  liên kết với các nu tự do từ môi trường nội bào theo những nguyên tắc phần trên với các nu trên mạch khuôn.
  • Bước 3: Các phân tử mới được tạo thành. Mạch mới được hình thành đến đâu thì nó và mạch khuôn sẽ đóng xoắn với nhau để tạo thành ADN con.
Có thể bạn quan tâm:  Ổ sinh thái, giới hạn sinh thái là gì?

Như vậy, kết thúc quá trình nhân đôi này sẽ có 2 phân tử ADN con được hình thành. Và hia phân tử này có cấu trúc giống với phân tử mẹ.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Trần Thị Nhung

Để lại Lời nhắn