“Thương người như thể thương thân” – là một trong những câu tục ngữ được ông cha ta đúc kết từ tinh thần tương ái của dân tộc. Các em hãy tham khảo qua dàn ý dưới đây, để hiểu hết được ý nghĩa và nội dung của câu tục ngữ này nhé!
“Thương người như thể thương thân” nghĩa là gì?
- Thương người: Thương mọi người xung quanh. Biết quan tâm, lo lắng cho những người còn vất vả, khó khăn.
- Thương thân: Thương bản thân mình, phải biết chăm sóc và bảo vệ bản thân.
- Cả câu tục ngữ nghĩa là: Chúng ta yêu thương, chăm sóc và bảo vệ thân mình như thế nào thì hãy yêu thương, trân trọng những người xung quanh mình như thế đó.
Dàn ý giải thích chi tiết
Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ “ Thương người như thế thương thân”
- Dẫn dắt vấn đề vào phần thân bài.
Thân Bài:
- Giải thích một cách chi tiết câu tục ngữ:
+ Thương người là gì?
+ Thế nào là thương người khác như bản thân mình?
+ Câu tục ngữ muốn nói đến vấn đề gì?
- Biểu hiện của thương người như thể thương thân:
+ Luôn cảm thông với nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác.
+ Luôn mong những điều tốt đẹp sẽ mĩm cười với người khác.
+ Giúp đỡ, hỗ trợ những người xung quanh vượt qua lúc khó khăn, hoạn nạn.
- Lý do tại sao phải thương người khác như bản thân mình.
Bởi vì:
+ Tình thương ấy sẽ tạo nên sự liên kết, gắn bó giữa những con người với nhau tạo nên các mối quan hệ thân thiết.
+ Đây là tình cảm tạo nên giá cao cả của con người.
- Bài học
+ Thương yêu con người phải xuất phát từ trái tim.
+ Hãy thể hiện tình yêu thương ấy bằng nhữn hành động cụ thể giúp ích được cho mọi người.
+ Cần lan tỏa giá trị yêu thương đó đến khắp mọi nơi.
Tham khảo bài viết nhiễu điều phủ lấy giá gương nhắn nhủ điều gì?
Kết bài:
- Cảm nhận riêng của bản thân về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”.
Hầu hết, đối với những bài nghị luận về tư tưởng đạo lý, các em nên chú ý trong việc đưa các dẫn chứng cụ thể vào bài viết. Đồng thời, không thể thiếu những cảm nhận của bản thân đâu nhé . Nó sẽ giúp bài viết thêm phần chặt chẽ và thuyết phục.
Thương người như thể thương thân
Hoài Thương ST