Thủy tức – Sinh học 7

Thủy tức là kiến thức các bạn được học trong chương Ngành ruột khoang của chương trình Sinh học lớp 7. Mục tiêu của bài học yêu cầu các bạn nắm vững hình dạng ngoài, di chuyển, cấu tạo trong, dinh dưỡng và sinh sản của Thuỷ tức. Do đó, để bổ trợ cho các bạn trong quá trình học tâp và ôn tập. Chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ kiến thức cần nhớ. Mời các bạn tham khảo bài học bên dưới.

Sơ lược về Thuỷ túc

Thuỷ tức có nguồn gốc ở vùng ôn đới và nhiệt đới. Thuỷ tức có khả năng tái sinh và chúng dường như không chết vì tuổi già hoặc không bao giờ già. Chúng thường sống ở nước ngọt (ao tù, hồ, đầm, đìa…). Tên của chi này là Hydra.

Kiến thức cần nhớ về Thủy tức.

Hình dạng ngoài của Thuỷ tức: Cơ thể hình trụ dài và gồm hai phần. Đó là phần trên (lỗ miệng, tua miệng xung quang) và phần dưới (đế, bám vào giá thể).

Di chuyển của Thuỷ tức theo hai hình thức là di chuyển kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.

Cấu tạo trong của Thuỷ tức gồm 2 lớp và giữa hai lớp là tầng keo mỏng.

  • Lớp trong: TB mô cơ – tiêu hoá.
  • Lớp ngoài: TB gai, TB thần kinh, TB mô biểu bì – cơ, TB sinh sản.
  • Có ruột túi (lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá).
Có thể bạn quan tâm:  Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm - Sinh học 7

Dinh dưỡng của Thuỷ tức:

  • Bắt mồi bằng tua miệng và quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch TB tuyến.
  • Trao đổi khí thực hiện qua thành của cơ thể.

Sinh sản của Thuỷ tức: Có 3 hình thức sinh sản:

  • Sinh sản vô tính
  • Tái sinh
  • Sinh sản hữu tính.

Hãy tham khảo bài học bên dưới để nắm vững chi tiết hơn.

thủy tức
    • Di chuyển kiểu sâu đo
    • Di chuyển kiểu lộn đầu
thủy tức
thủy tức

Sưu tầm: Thu Hoài

Để lại Lời nhắn