Có một danh lam thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội được gọi là Hồ Hoàn Kiếm. Tên của hồ mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Hoàn Kiếm có nghĩa là trả kiếm. Cái tên được bắt đầu khi vua Lê Lợi trả kiếm cho cụ rùa. Cũng từ đó nơi đây chính là biểu tượng đặc trưng của thủ đô. Bài thuyết minh về Hồ Gươm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về địa danh này.
Thuyết minh về hồ Gươm – hồn thiêng thủ đô Hà Nội
Đối với nước ta Hồ Gươm không chỉ là danh lam thắng cảnh mà còn là một di tích lịch sử. Trên hồ có hai hòn đảo là đảo Ngọc và đảo Rùa. Ngày xưa người ta xây một ngôi chùa trên đảo Ngọc được gọi là chùa Ngọc Sơn. Nhưng không lâu sau được đổi tên là đền Ngọc Sơn.
Hồ có khoảng diện tích 12 ha. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên quanh năm xanh ngắt. Địa danh này còn có vị trí kết nối giữa khu phố cổ và các khu phố Tây do người Pháp quy hoạch. Khi đến thăm Hồ Gươm không thể không nhìn thấy Tháp Rùa, là hình ảnh tượng trưng của nó. Tháp được xây dựng và chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm còn gắn liền với các địa danh như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên,…
Đọc thêm bài viết thuyết minh về tà áo dài Việt Nam.
Hồ Gươm theo thời gian đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử. Biết bao đời vua trị vì đã đến đây để thực hiện những nghi thức long trọng. Từ giá trị lịch sử của nó, nơi đây trở thành điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.
Cũng như địa danh khác Hồ Gươm là một dấu ấn riêng mỗi khi nhớ về thủ đô của đất nước. Hơn nữa còn là nguồn cảm hứng nghệ thuật cho rất nhiều nhà văn nhà thơ hay họa sĩ. Là giá trị tinh thần rất sâu sắc của người dân Việt Nam.
Hoài Thương ST
Bài văn mẫu số 2: Hồ Gươm Hà Nội
Thủ đô Hà Nội nổi tiếng nghìn năm văn hiến với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, một trong số đó không thể bỏ qua đó là Hồ Gươm. Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm, tên của nó gắn liền với sự kiện vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần, câu chuyện lịch sử mà đến ngày nay vẫn lưu truyền rộng rãi.
Hồ Gươm là hồ nước ngọt nằm giữa các khu phố cổ Hà Nội. Với tổng diện tích 12 ha, dài 700m, hồ Gươm tuy không quá to nhưng đủ để thưởng thức hơi thở của bao thế hệ con người đất Hà thành. Hồ có màu nước xanh ngắt như một tấm gương màu ngọc khổng lồ soi chiếu thế giới. Trung tâm hồ là tháp Rùa, phía Bắc là đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc màu đỏ dẫn lối vào đền. Đối diện đền Ngọc sơn đó là đền Bà Kiệu và tượng đài cảm tử. Nhắc đến đền Bà Kiệu thì ta nhớ ngay đến Liễu Hạnh công chúa, ngoài ra thì còn thờ 2 vị ngọc nữ khác. Bên cạnh, Tượng đài cảm tử là tượng các anh chị vệ quốc quân Hà Thành anh dũng hi sinh bảo vệ thủ đô, bảo vệ đất nước. Bởi vậy mới thấy rằng, Hồ Gươm là di ấn của thời gian, của gian khó nhưng cũng là di ấn hào hùng, anh dũng của nhân dân. Xa xa là Tháp Bút, Đài Nghiên, Tháp Đài Phong,….nổi tiếng. Xung quanh hồ là tường rêu cổ kính, hai bên bờ là những hàng cây cổ thụ, cây Phượng vĩ đỏ rực góc trời. Phong cảnh ở Hồ rất thơ mộng, đẹp đẽ.
Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, ngày nay Hồ Gươm vẫn giữ được dáng vẻ đẹp đẽ của nó. Hồ điều hòa khí hậu, đưa những cơm gió mát lành đến người dân. Vì thế hình ảnh các cụ, các ông các bà tập thể dục, đi bộ vào sáng sớm đã trở thành nét văn hóa quen thuộc với mọi người. Cũng vào thứ bảy, chủ nhật, Hồ Gươm, phố đi bộ lại càng là sự lựa chọn của gia đình, bạn bè tụ tập nói chuyện hóng mát.
Hồ ngày nay còn là biểu tượng của Hà Nội, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Là điểm đến lí tưởng bạn bè quốc tế khi ghé thăm thủ đô. Hồ Gươm cũng là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật của đất nước ta như một niềm tin tinh thần thiêng liêng, niềm tự hào dân tộc Việt.
Việt Nam với truyền thống uống nước nhớ nguồn, việc giữ gìn các di tích lịch sử luôn được đề cao. Vì thế tất cả chúng ta phải biết bảo vệ Hồ Gươm để nó mãi là biểu tượng, sống mãi trong lòng dân tộc ta. Em hứa sẽ ra sức học tập xây dựng đất nước, gìn giữ các di tích lịch sử nói chung và Hồ Gươm nói riêng, góp phần bảo vệ minh chứng cách mạng, nghìn năm văn hiến của dân tộc
Bài văn mẫu số 3: Hồ Gươm – Biểu tượng Hà Thành
Hè năm nào em cũng được nhà trường tổ chức đi tham quan học tập ở Thủ đô Hà Nội. Em đã được đến thăm lăng Chủ tịch, Văn Miếu Quốc Tử Giám, công viên Thủ Lệ, Hồ Tây, Hồ Gươm,…. nhưng đối với em Hồ Gươm vẫn là nơi để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.
Hồ Gươm là một phân lưu của sông Hồng, chảy qua các khu phố ở Hà Nội tạo thành. Lúc đầu Hồ có tên là Hồ Lục Thủy nhưng đến thế kỉ XV được đổi thành Hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm. Sở dĩ được đổi tên như vậy vì nó gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần trong lịch sử.
Nước hồ có màu xanh lục quanh năm, tô thêm vẻ huyền bí cho Hồ Gươm. Hồ có diện tích không quá lớn, khoảng 12 ha. Tháp Rùa nằm ở trung tâm hồ, cũng biểu tượng của Hồ Gươm. Tháp được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên có ảnh hưởng văn hóa phương Tây, có kết cấu 3 tầng và 1 đỉnh hết sức độc đáo. Bên cạnh đó Hồ còn có nhiều điểm đến khác. Cầu Thê Húc đỏ son cong dài nối liền cửa đền Ngọc Sơn, có Tháp Bút, có Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong,…
Quanh hồ là những hàng cây cổ thụ, những khóm hoa đủ màu được chăm bón cẩn thận. Những màu sắc của hoa cỏ cây cối làm cho bức tranh Hồ Gươm đẹp hơn bao giờ hết. Nó vừa mang nét cổ kính của ngày xưa, lại cho cảm giác thân thương gần gũi.
Có lẽ bởi sự nên thơ ấy, nên Hồ Gươm là cảm hứng bất tận của các nhà văn, nhà thơ tìm về. Hồ Gươm còn xuất hiện trên những bài nhạc quen thuộc về Hà Nội như một biểu tượng của thủ đô. Đặc biệt, đối với các nhiếp ảnh gia cả trong nước và nước ngoài, Hồ Gươm như viên ngọc khó bỏ qua.
Hồ Gươm ngày nay không chỉ đơn giản là di tích lịch sử của dân tộc, mà còn là điểm đến du lịch của người Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Buổi tối, Hồ Gươm là sự lựa chọn lí tưởng cho mọi người đi bộ, trò chuyện, tụ tập với nhau. Nhà nước cũng đã mở rất nhiều tuyến buýt đi đến Hồ để thuận tiện cho mọi người ghé thăm.
Mặc dù nằm giữa những con phố nhỏ ở Hà Nội, nhưng Hồ Gươm lại chứa đựng nét đẹp lịch sử dân tộc, nét đẹp con người Hà Nội gốc. Hồ lắng nghe và đồng hành cùng người dân, là nét đẹp linh thiêng không bao giờ bị xóa nhòa. Vì thế chúng ta phải ra sức bảo vệ giữ gìn biểu tượng đẹp đẽ ấy.
Theo: Khánh Chi