Tình cảnh người chinh phụ – Phân tích 16 câu đầu

Dù bất kì thời đại nào, chiến tranh luôn mang lại nhiều đau thương và mất mát. Mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa cha, và những người yêu xa nhau. Những hi sinh của người ra trận luôn được chia sẻ, đồng cảm. Mà nỗi niềm của người ở lại cũng được nói đến nhiều. Tiêu biểu là đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ – Chinh Phụ Ngâm của tác giả Đặng Trần Côn. Trong 16 câu đầu, tình cảnh người chinh phụ được khắc họa thật lẻ loi và cô đơn.

Tình cảnh người chinh phụ khi chồng ra chiến trận

Cô đơn, lẻ loi, buồn tủi có thể xem là những từ miêu tả chính xác nhất tình cảnh của người vợ. Tất cả thể hiện qua những hoạt động thường ngày của nàng trong 8 câu đầu.

“Rèm thưa rủ thác đòi phen”, hành động cuốn rồi thả rèm lặp đi lặp lại thể hiện tâm trạng ngóng trông. Và cả những bất an, rối bời khi nàng nhìn lại lòng mình.

“Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”

Bên cạnh nỗi trách hờn chim thước không mang về tin tốt của phu quân là một câu hỏi tu từ đau đáu. Hỏi đèn để tìm được sự sẻ chia nhưng đèn cũng chẳng biết. Ngọn đèn là hình ảnh quen thuộc trong ca dao. Và càng làm bật lên tình cảnh cô đơn của nàng ngay lúc này.

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh về phố cổ Hội An – Văn mẫu lớp 10 hay

Đọc thêm bài viết phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Thời gian tâm lý tô đậm tình cảnh lẻ loi

Ở 8 câu còn lại chủ yếu sử dung bút pháp tả cảnh ngụ tình. Dùng ngoại cảnh miêu tả tâm lý, sử dụng cái khách quan nói về cái chủ quan. Trong đoạn này, thời gian vật lý đã biến thành thời gian tâm lý.

Hình ảnh “cây hòe”, tiếng “gà eo óc gáy” làm tăng ấn tượng hoang vắng đến đáng sợ.

Những hoạt động thanh nhã được xem là thú vui như “soi gương”, “đốt hương”, “gãy đàn” cũng diễn ra miễn cưỡng, chán chường.

Như vậy, chỉ với 16 câu thơ, tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã được thể hiện trọn vẹn. Là tiếng kêu thê lương của người phụ nữ trong khói lửa chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm được viết ra bởi một tấm lòng đồng cảm mạnh mẽ của Đặng Trần Côn.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn