Bất cứ một câu chuyện nào cũng được tạo nên bởi các tình huống truyện. Việc nắm bắt được tình huống sẽ giúp người học hiểu và biết cách viết tốt hơn. Vậy tình huống truyện là gì? Vai trò của tình huống truyện ra sao? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc ngay trong bài viết dưới đây.
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
Tình huống truyện là gì?
Tình huống truyện là những tình huống, những hoàn cảnh được xây dựng nhằm tạo nên bước ngoặt, tình thế đặc biệt cho một câu chuyện nào đó. Tình huống truyện có thể diễn ra ngắn hoặc dài tùy vào dụng ý nghệ thuật khác nhau của mỗi tác giả.
Ví dụ cụ thể:
Tình huống truyện “Vợ nhặt”: Tràng là nhân vật chính, một anh chàng nghèo khó, con nhà nghèo lại thêm ngoại hình xấu xí nên không cưới được vợ. Trong những ngày đói kém, Tràng bất ngờ “nhặt vợ”, đưa Thị về làm vợ trong gia đình mình. => Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Tràng.
Vai trò của tình huống truyện
Tình huống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ một câu chuyện nào.
Đối với cốt truyện: Tình huống truyện có vai trò là bước ngoặt, là then chốt của cả một câu chuyện. Nhờ điều này, cốt truyện mới có thể phát triển đến cao trào, kịch tích, tạo sức hấp dẫn hơn đối với người thưởng thức.
Đối với nhân vật: Đối với nhân vật thì tình huống truyện chính là cơ hội để tính cách, tâm lí của nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét nhất. Tâm lí nhân vật thường sẽ có sự biến đổi theo sự thay đổi của tình huống truyện.
Đối với tư tưởng, chủ đề của truyện: Việc lồng ghép tình huống chính là cách để tác giả làm nổi bật tư tưởng của mình. Chủ đề mà câu truyện hướng tới sẽ được khắc họa đậm nét hơn. Thông qua những thay đổi bằng tình huống truyện đó.
Đọc thêm bài viết: Tác dụng của dấu ngoặc kép và ví dụ minh họa cụ thể
Những điều cần lưu ý khi xây dựng tình huống truyện
Một câu chuyện không thể thiếu đi tình huống. Bởi thiếu đi tình huống là thiếu đi cao trào, thiếu đi nút thắt và nút mở. Từ đó khiến câu chuyện trở nên nhàm chán, kém hấp dẫn hơn.
Tình huống truyện có thể ngắn hoặc dài tùy vào dụng ý của tác giả. Có những tình huống chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc tạo nên bước ngoặt tức thời. Cũng có những tình huống gắn liền với cả một câu chuyện dài, gắn liền với cuộc đời nhân vật.
Bất cứ câu chuyện nào cũng cần có tình huống truyện. Tuy nhiên, không phải tình huống nào cũng có câu chuyện trong đó.
Khi xây dựng tình huống truyện, người viết cần biết cách khéo léo lồng ghép. Sao cho tình huống ấy phải hợp tình hợp lý, phù hợp với mạch truyện và các tuyến nhân vật. Từ đó mới có thể làm nổi rõ tư tưởng, chủ đề mà câu chuyện hướng tới.
Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi tình huống truyện là gì. Cũng như vai trò và những điều quan trọng khi xây dựng tình huống truyện. Hy vọng những thông tin trên giúp độc giả mở mang kiến thức và phục vụ tốt công việc học tập, viết lách.