Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm là bài cúng tổ tiên, gia thần vào mùng 1 và rằm hàng tháng. Mang tình cảm, lời cầu nguyện của con cháu gửi đến tổ tiên. Giúp thần thức của người đã khuất thoát khỏi phiền não và tự do tới cảnh giới an lạc. Đón nhận tấm lòng lành của con cháu và phù hộ cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc.
Người Việt Nam luôn đề cao đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Vì vậy, việc thờ cúng tổ tiên đã ra đời và trở thành phong tục truyền thống của người Việt. Là sự tưởng nhớ của các thế hệ sau về tổ tiên, cội nguồn của mình. Thờ cúng chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái do con người lập ra. Thể hiện lòng thành kính của con cháu với tổ tiên, ông bà và những người đã khuất. Ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và gầy dựng nên cuộc sống cho thế hệ con cháu.
Thờ cúng tổ tiên ông bà không chỉ là phong tục có từ xa xưa của người Việt. Mà còn là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người. Đồng thời cũng là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của con người. Với quan niệm dù tổ tiên đã khuất nhưng vẫn luôn dõi theo phù hộ cho con cháu.
Cúng gia tiên – văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Tại sao cúng gia tiên vào ngày mùng 1 và rằm?
Theo tâm niệm người Việt Nam, mùng 1 âm lịch là ngày Sóc, còn 15 âm lịch là ngày Vọng. Đây là hai ngày tốt để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà và người đã khuất. Ngày Sóc mùng 1 là ngày khởi đầu của một tháng mới. Con cháu muốn cầu mong điều may mắn và thành công cho những ngày tới. Còn ngày Vọng là ngày mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau, nhìn rõ và thấu suốt nhau. Soi chiếu vào mọi tâm hồn để nó sáng suốt, trong sạch, đẩy lùi những đen tối trong lòng.
Nhờ sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời mà tổ tiên thông thương được với con cháu. Nên chỉ cần thành tâm cầu nguyện, mọi việc sẽ dễ dàng được gửi tới người đã khuất. Không chỉ thế, ngày Sóc và ngày Vọng còn có ý nghĩa “cát tường”, là hai ngày tốt trong tháng. Cúng vào hai ngày này thể hiện mong muốn con người luôn sáng suốt, trong sạch và đẩy lùi những xấu xa. Chính vì vậy, khấn cúng ngày Sóc và ngày Vọng là việc nên làm của con người.
Bày trí bàn thờ gia tiên như thế nào?
Bài trí bàn thờ gia tiên là công việc rất được các gia đình chú trọng. Ngoài các ngày mùng 1 và rằm hàng tháng còn có một số ngày tốt để trang hoàng lại bàn thờ. Người ta thường chọn các ngày 13, 15, 20, 21, 23, 25, 27 tháng Chạp âm lịch để tiến hành. Đây là những ngày tốt nhất để bốc lại bát hương, tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên. Đặc biệt vào dịp cuối năm, sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” bàn thờ sẽ được bài trí lại. Vì con người quan niệm đây là thời điểm “thần linh đi vắng”. Đây là lúc tốt nhất để trang hoàng lại bàn thờ. Đêm 30 Tết, khi các thần linh trở về thì mọi việc đã được hoàn thành đẹp đẽ.
Sắp xếp bài trí bàn thờ gia tiên
Trong hầu hết các gia đình, bàn thờ gia tiên thường được đặt ở vị trí cao nhất. Trên bàn thờ có bài vị hoặc ảnh thờ,lư hương, đèn hoặc nến, lọ hoa, mâm bòng, đế đèn,… Ngoài ra còn tùy theo điều kiện của từng gia đình có thể có thêm một số đồ thờ quý giá khác. Ví như Đỉnh đồng, Chân đèn, Song bạc,… được bố trí ở nơi thấp phía trước. Trên bàn thờ phải được sắp xếp dựa trên nguyên tắc “tả dương, hữu âm”, “tả nam, hữu nữ”. Các bài vị được để nơi cao nhất, chính giữa phía trong cùng hoặc trong ngai hay khám thờ. Và dựa theo ngôi thứ của người đã khuất để sắp xếp sao cho đúng trái, phải, trước, sau.
Các lư hương được mua dựa theo kích thước của bàn thờ sao cho cân đối và đẹp mắt. Hai ngọn đèn hoặc đèn dầu hay nến là thứ cần thiết bắt buộc phải có để thắp khi làm lễ. Với ý nghĩa “giữ lửa” và lấy ánh sáng khi hành lễ thờ cúng. Lửa cũng đại diện yếu tố hành hỏa giúp cân bằng trong giới ngũ hành.
Ngoài ra, ánh sáng hoặc lửa còn có ý nghĩa làm cầu nối giữa thế giới người sống và người chết. Đặc biệt, ngọn đèn thờ là sức mạnh pháp khí để bảo vệ gia chủ, ngăn chặn những năng lượng xấu. Lọ hoa, mâm bồng và đế đèn cũng được sắp xếp sang hai bên trái và phải của bàn thờ. Các loại đồ thờ khác cũng phải được sắp xếp một cách hợp lý và theo nguyên tắc rõ ràng.
Lễ vật cúng gia tiên
Không chỉ riêng việc bài trí bàn thờ mà các lễ vật cúng gia tiên cũng rất được chú trọng. Đồ cúng cũng là một phần thể hiện lòng thành của con cháu. Ngày xưa, các mâm cúng thường rất cầu kỳ và đầy đủ món chay, mặn. Nhưng ngày nay, cuộc sống hiện đại với nhiều bận rộn thì mâm cúng được giản lược hơn nhiều. Tuy nhiên, dù giản lược những vẫn phải đúng và đủ lễ vật.
Trong mâm cúng không thể thiếu trầu, cau, hương, rượu và hoa. Ngoài ra, các lễ vật khác tăng hay giảm tùy vào hoàn cảnh, điều kiện và phong tục. Mâm cúng đơn giản chỉ cần bánh kẹo, trái cây, ly nước và thắp hương đèn cho tổ tiên là đủ. Tuy nhiên phải đặc biệt lưu ý khi sắm lễ vật cúng gia tiên thì bạn không được sát sinh. Những lễ vật mặn cần tránh rượu thịt và 5 ngũ tân như hành, tỏi, hẹ, kiệu, nén.
Theo phong tục người Việt, mâm ngũ quả cũng thường được thờ cúng vào ngày mùng 1 và rằm. Đặc biệt trong các ngày lễ Tết âm lịch thì mâm ngũ quả lại càng không thể thiếu. 5 loại quả tượng trưng cho “ngũ hành” kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, đại diện cho “ngũ thường”. Nên khi lựa chọn quả thờ cúng cần lưu ý 5 loại quả phải tròn trịa, có hương, có sắc. Nhưng tuyệt đối không chọn những quả có gai hoặc có mùi thơm không thuần phác như sầu riêng, mít,….
Tham khảo thêm bài viết: Văn khấn cúng lễ sao giải hạn sao Thái Bạch 2021
Nội dung văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Sau khi đầy đủ lễ vật, gia chủ tiến hành làm lễ bằng việc thắp hương bái lạy và đọc văn khấn. Lưu ý, khi thắp hương có thể dùng 1,3,5,7,9 hoặc nhiều nén hương đều được. Nhưng không thắp theo số chẵn mà phải thắp lẻ, vì số lẻ tượng trương cho phần âm. Dù thắp 1 hay 9 nén nhanh đầu có ý nghĩa về lòng thành. Tuy nhiên, nếu không gian thờ cúng trong nhà nhỏ thì chỉ nên thắp 1 nén. Vừa để tránh khói hương nhiều gây độc và phòng tránh hỏa hoạn xảy ra.
Đặc biệt, người Việt rất coi trọng đạo đức, lễ nghi như câu nói “lời mời cao hơn mâm cỗ”. Dù con cháu soạn mâm cao cỗ đầy nhưng không có lời “mời” thì tổ tiên cũng không phối hưởng. Vì vậy, sau khi bày biện lễ vật xong xuôi thì con cháu phải làm lễ “khấn vái” tổ tiên. Và cũng chính phong tục trọng nghi lễ cho nên mỗi dịp cúng vái đều phải có văn khấn riêng.
Khấn là lời cầu khẩn của người cúng đối với tổ tiên, người đã khuất. Trong lời cầu khẩn gồm những thông tin, lời bày tỏ của gia chủ và người thân trong gia đình. Ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích cúng, cúng ai, tên gia chủ và người thân, lời cầu xin,…. Khi mời, phải mời các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống cùng với những người mới khuất theo cấp bậc. Hiện nay, ai chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có thể cúng bái nhờ vào bài văn khấn tiếng Việt. Mọi người có thể tham khảo trên các trang web với nhiều bài văn khấn các lễ khác nhau. Sau đây là bài văn khấn gia tiên hay, đúng và được nhiều người dùng nhất.
Bài văn khấn gia tiên ngày mùng 1 và rằm:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
– Các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
– Thúc bá đệ huynh và các hương linh nội, ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ………………………………………….. ……. cùng toàn gia quyến.
Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, trà quả và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
– Các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
– Hương hồn Gia tiên nội, ngoại
Cúi xin các Ngài thương xót tín chủ
Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật
Phù trì tín chủ chúng con:
Toàn gia an lạc, mọi việc hanh thông
Người người được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang thịnh vượng,
Lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang
Sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Với bài văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm chi tiết ở trên. Chắc chắn bạn sẽ trang bị cho mình thêm kiến thức hữu ích để thực hiện lễ nghi đúng chuẩn, mang lại nhiều may mắn cho gia đình.