Bắc Giang: Công nghiệp là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

KTNT – Nhờ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cho các khu, cụm và vùng trọng điểm phát triển công nghiệp (CN), đến nay, Bắc Giang đã đạt giá trị sản xuất CN 2.250 tỷ đồng/năm 2007 này. Con số mà chỉ vài năm trước là mơ ước của chính Bắc Giang.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Dẫn chúng tôi đi thăm khuôn viên khu CN Quang Châu thuộc địa bàn các xã Quang Châu, Yên Ninh, thị trấn Nếnh (huyện Việt Yên), ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Đây là khu CN quan trọng hàng đầu của tỉnh và cũng là lớn nhất miền Bắc, với diện tích quy hoạch 426ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng lên đến hơn 800 tỷ đồng, vốn cho khu đô thị, nhà ở và các tiện ích công cộng hơn 1.000 tỷ đồng. Chúng tôi hi vọng khi đi vào hoạt động, khu CN này có khả năng tiếp nhận khoảng 200 nhà máy, giải quyết việc làm cho hơn 40.000 lao động và sẽ đem lại hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước”. Hiện đã có Tập đoàn PEB đang đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất khung thép PEB Steel với diện tích 24.000m2, tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng… Theo ông Khoa, Bắc Giang đang là một trong những địa bàn thu hút đầu tư cao nhất miền Bắc với tổng số vốn ước đạt 2.895 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2006, trong đó một số huyện, thành phố có tốc độ phát triển CN cao như Việt Yên, Sơn Động, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng CN-tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đạt 68 triệu USD, trong đó, những mặt hàng như may mặc, thiết bị điện tử, các sản phẩm nhựa, bao bì,… đã có chỗ đứng tại thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc, Canada…

Có thể bạn quan tâm:  KẾ HOẠCH DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KHỐI LỚP 2 (2021 – 2022)

Xem thêm: làm thế nào để tăng độ phì nhiêu của đất

Bên cạnh các khu, cụm CN đang xây dựng rầm rộ, những “cây đa, cây đề” trong ngành công nghiệp tỉnh vẫn đang tiếp tục phát triển và khẳng định tên tuổi, điển hình như Công ty May Bắc Giang, Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang, Công ty cổ phần Máy nông nghiệp Việt Nhật… Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cho biết: “Hà Bắc là doanh nghiệp sản xuất phân urê đầu tiên của đất nước nên rất có uy tín với bà con nông dân, đến nay chúng tôi đã sản xuất được gần 2 triệu tấn phân đạm chất lượng cao phục vụ nông nghiệp”. Trong khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng, hàng trăm công nhân nhà máy đang miệt mài với công việc để đưa nhanh và nhiều những bao đạm trắng tinh ra thị trường. Nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, những năm gần đây, Công ty liên tục đổi mới phương thức hoạt động bằng cách đa dạng hoá sản phẩm, cải tạo dây chuyền sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân, đưa các sáng kiến cải tiến vào sản xuất… nên đã đưa sản lượng đạm từ 4 vạn tấn (năm 1990) lên 15 vạn tấn (năm 2003). Do sản xuất kinh doanh tăng trưởng không ngừng, cảnh quan môi trường và điều kiện làm việc của người lao động luôn được cải thiện, thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên Công ty hiện đạt 2,4 triệu đồng/người/tháng.

Có thể bạn quan tâm:  Bản nhận xét sách giáo khoa lớp 4 (12 môn)

Xem thêm: Kỹ thuật chiết cây xoài

Không khí đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã thực sự rầm rộ khi trong 2 năm 2006 – 2007, Bắc Giang có thêm 289 doanh nghiệp, trong đó có 145 công ty TNHH, 16 HTX, 52 chi nhánh và văn phòng đại diện, quy mô sản xuất được mở rộng. Toàn tỉnh hiện có 36 làng nghề, chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm, mây tre đan, đồ mộc, dâu tơ tằm, sản xuất nhang… Năm 2007, tỉnh đã đầu tư 2 tỷ đồng cho công tác khuyến công, nhờ đó, số lao động nông thôn được đào tạo nghề tăng thêm 10.309 người so với năm 2005.

Xem thêm: Làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh 

CN phát triển mạnh chính là động lực thúc đẩy các ngành nghề khác của tỉnh tăng tốc, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,5% so với năm 2006; huy động vốn đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 31,2%; thương mại và dịch vụ tăng trưởng khá với tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 3.780 tỷ đồng. Chính vì vậy, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 20% (tiêu chí mới).

Quán Tuấn

Để lại Lời nhắn