Công thức tính lãi suất ngân hàng, lãi đơn, lãi kép là kiến thức các bạn được học trong chương trình Toán lớp 12. Đây là kiến thức khá thực tiễn trong cuộc sống. Nó không chỉ là những bài học trên lớp mà còn áp dụng được trong cuộc sống. Do đó, để bổ trợ kiến thức cho các bạn. Chúng tôi có tổng hợp đầy đủ kiến thức và bài tập vận dụng. Mời các bạn tham khảo tài liệu bên dưới.
Công thức tính lãi suất ngân hàng, lãi đơn, lãi kép.
Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc (không tính trên số tiền lãi do số tiền gốc sinh ra). Công thức tính: T = A. (1 + r.N)
Trong đó:
- T là số tiền cả vốn lẫn lãi sau n kỳ hạn;
- A là tiền gửi ban đầu;
- N là số kỳ hạn tính lãi;
- r là lãi suất định kì (%).
Lãi kép là số tiền lãi tính trên số tiền gốc và tính trên số tiền lãi do tiền gốc đó sinh ra thay đổi theo từng định kỳ. Từ đó, các bạn sẽ được học với ba dạng bài:
- Dạng 1: Bài toán tiết kiệm (thể thức lãi kép không kỳ hạn)
- Dạng 2: Bài toán tiết kiệm (thể thức lãi kép có kỳ hạn).
- Dạng 3: Bài toán tích luỹ (Hàng tháng (quý, năm…) gửi một số tiền cố định vào ngân hàng)
Để nắm vững công thức tính và phương pháp giải mỗi dạng. Mời các bạn tham khảo bài học bên dưới.
Bài tập ví dụ
Ông An gửi 10 triệu đồng tiết kiệm với lãi suấ 7,0%/năm và lãi suất hằng năm được nhập vào vốn. Hỏi theo cách đó thì sau bao nhiêu năm người đó thu được tổng số tiền 30 triệu (biết rằng lãi suất không thay đổi).
Giải:
Gọi B là số tiền gửi ban đầu. Sau n năm (n ∈ N), số tiền thu được là:
Bn = B.(1 + 0,07)n = B.(1,07)n
Áp dụng với số tiền bài toán cho, ta được:
30 = 10.(1,07)n <=> (1,07)n = 3 <=> n = log1,07(3) ≅ 16,24
Vì n là số tự nhiên nên chọn n = 16
7 bài toán lãi suất và ví dụ minh họa
Sưu tầm: Thu Hoài
Huỳnh Công Dũ
Lãi suất do ngân hàng ấn định, ví dụ 6%/ năm hay 7%/năm. Tại sao lại phải đi tính LÃI SUẤT?
Theo tôi là nên sửa lại tiêu đề bài viết là CÔNG THỨC TÍNH LÃI NGÂN HÀNG, chứ lãi suất thì thường cố định trong một khoảng thời gian, không việc gì phải đi TÍNH