Công thức tính thể tích khối hộp, khối lăng trụ

Khái niệm cơ bản cần nhớ

Trong chương trình Toán lớp 12, học sinh được học những kiến thức về hình khối như khối cầu, khối chóp, hình chóp đều, khối hộp,… Dưới đây là những kiến thức cơ bản các bạn cần ghi nhớ.

Khối hộp được định nghĩa là hình lục diện trong không gian. Tất cả các mặt đều là hình bình hành. Hình này có đặc điểm là 4 đường chéo đồng quy tại tâm của hình hộp. Các hình bình hành tại các mặt có thể không bằng nhau. Như vậy, hình lập phương là trường hợp đặc biệt thuộc loại hình này.

Khối lăng trụ là hình có 2 đáy là đa giác bằng nhau. Cạnh bên là hình bình hành có cạnh song song hoặc bằng nhau. Đáy của khối lăng trụ có thể là tam giác, tứ giác hoặc đa giác khác.

khối hộp

Những dạng toán về khối hộp thường gặp

Chủ đề khối hộp là chuyên đề quan trọng, chiếm nhiều câu trong đề thi THPT QG môn Toán. Khi làm bài, học sinh thường gặp những dạng toán như sau:

  • Dạng 1: Tính thể tích khối lăng trụ
  • Dạng 2: Tìm các yếu tố chưa biết: cạnh, đường cao, …
  • Dạng 3: Chứng minh các tính chất song song, vuông góc,…

Chỉ với 3 dạng toán này, nhưng học sinh có thể gặp đến hàng trăm bài toán khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Thậm chí, phương pháp giải của mỗi bài toán cũng khác.

Có thể bạn quan tâm:  Bài tập số phức - Tổng hợp đầy đủ các dạng, học là đỗ

Do vậy, để làm tốt những bài toán không gian này, các bạn nên nắm vững những công thức cơ bản, sau đó là luyện tập. Chúng tôi đã cung cấp bài tập về khối hộp dưới đây. Hi vọng, tài liệu có thể giúp các bạn có được điểm cao trong các kì thi.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Trần Thị Nhung

Để lại Lời nhắn