Thuyết minh về chiếc nón lá – Dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá lớp 8 hay nhất

Dàn ý mẫu 1

Mở bài

Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá.
Nhắc đến hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam hẳn chúng ta nghĩ ngay đến áo dài. Nhưng cũng không thể không nhắc đến chiếc nón lá. Chiếc nón lá không chỉ là một vật dụng dùng để che nắng che mưa mà nó còn biểu tượng cho sự dịu dàng, đằm thắm của người con gái Việt Nam.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Thân bài

– Nguồn gốc ra đời của chiếc nón lá:
+ Từ năm 2500 – 3000 trước công nguyên người ta đã tìm thấy dấu tích của chiếc nón lá được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, trên thạp đồng Đào Thịnh…
+ Ngày nay, nón lá được sản xuất ở rất nhiều địa phương trên cả nước. Có rất nhiều làng nghề nổi tiếng đặc biệt là ở Huế.
– Cấu tạo:
+ Nón có hình chóp nhọn.
+ Phía trong nón rỗng và được treo một cái quai làm từ vải, lụa để khi đội nói không bị rơi.
+ Nón được làm từ: nan tre, sợi chỉ, sợi cước, lá nón, lá dừa, lá cọ… Ngoài ra còn có các nguyên liệu phụ khác.
+ Cách làm nón:
• Khung nón được làm bằng cái mác sắt.
• Nan nón được chuốt thành những thanh tre mảnh và dẻo dai. Những chiếc nan nón được uốn cong thành những hình tròn. Sau đó được ghim lại bằng sợi chỉ hoặc sợi cước. Nan nón được làm với nhiều kích cỡ khác nhau, từ bé đến lớn dần. Trên đỉnh là nhỏ, dần dần phía dưới to ra.
• Những chiếc lá nón được người thợ thủ công lấy từng chiếc và làm phẳng ra. Sau đó, người thợ lấy kéo cắt chéo đầu lá rồi xuyên vào với nhau khoảng 24, 25 chiếc lá. Rồi tiếp đến xếp rải ra trên thân nón.
• Công đoạn tiếp theo người thợ: khâu lá nón vào sườn nón.
• Cuối cùng là thành phẩm đạt được.
– Phân loại: nón trơn và nón được thêu hình phía bên trên mặt nón.
– Công dụng:
+ Về mặt vật chất:
• Che nắng, che mưa.
• Dùng để quạt, có vai trò như quạt nan.
+ Về mặt tinh thần:
• Đại diện cho sự thanh thoát, thanh tao của người phụ nữ Việt Nam.
• Dùng làm quà tặng. Khi đi du lịch mọi người thường mua những chiếc nón thêu hay in nội dung về khu du lịch để tặng cho nhau.
• Dùng để trang trí cho các căn phòng theo phong cách cổ điển.
• Chiếc nón lá đi vào thơ ca, nhạc, họa: tác giả Lê Việt Hòa đã viết ca khúc: “Gửi em chiếc nón bài thơ”. Trong đó có câu mở đầu: “Anh gửi cho em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ/ May bằng hình bóng quê hương/ Lợp vào đây trăm nhớ ngàn thương”. Ngoài ra còn có trong các tác phẩm văn học, trong các bức họa…

Có thể bạn quan tâm:  Thuyết minh về món ăn ngày Tết - Bài văn hay nhất

Kết bài

Cảm nhận của em về chiếc nón lá. ( Ví dụ: Chiếc nón lá mang đầy đủ những nét đẹp của dân tộc, là niềm tự hào của người dân Việt Nam).

Dàn ý mẫu 2

Mở bài

Giới thiệu chung, khái quát về chiếc nón lá.
Chiếc nón lá là vật dụng gần gũi và thân thuộc trong đời sống vật chất, tinh thần của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay. Và nón lá là nét đẹp tinh hoa của một dân tộc với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến.

Thân bài

– Nguồn gốc xuất xứ: Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu rồi, có người cho rằng khoảng từ 3000 năm trước chiếc nón lá đã ra đời.
– Hình dạng của nón:
+ Hình chóp nhọn
+ Trong rỗng và được buộc dây bằng lụa để cố định ở cổ khi đội nón.
+ Nón có màu trắng hơi ngả sang màu be. Có loại nón được thêu hình lên mặt nón như hình thiếu nữ, phong cảnh, chữ…
+ Phân loại: thông thường là nón hình chóp nhọn, ngoài ra còn có nón quai thao, nón có hình dạng giống cái lia…
– Cách làm nón:
+ Sườn nón được làm từ nan tre, nan tre được chuốt mảnh và dẻo dai để uốn thành hình vòng tròn. Mỗi chiếc nón cần khoảng 14, 15 nan tre. Mỗi hình tròn lại có các kích thước khác nhau. Cái to nhất có bán kính chừng 20 cen-ti-mét. Các cái còn lại nhỏ dần đều.
+ Về phần lá nón: có thể là lá dừa, lá dừa dùng làm nón chủ yếu ở miền Nam. Hoặc lá cọ, miền Bắc phổ biến hơn. Sau khi cắt về, lá được đem đi phơi, tiếp đến làm phẳng rồi người thợ mới cắt lá thành hình dạng phù hợp.
+ Chằm nón là khâu quan trọng nhất. Người thợ dùng các sợi cước hay sợi chỉ để khâu phần lá nón vào phần sườn nón. Hàng chỉ được khâu đều thẳng tắp trông thật đẹp.
+ Cuối cùng người làm nón có thể phết lên mặt nón một ít dầu để giữ nón tốt hơn trước thời tiết.
– Lợi ích:
+ Trong đời sống hàng ngày người ta dùng nón để che nắng, che mưa.
+ Nón lá còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà hội họa, nhạc sĩ, thi nhân… Trong ca dao: Còn duyên nón vải quai tơ/Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong.
+ Dù ngày nay có rất nhiều loại mũ bảo hiểm hay mũ thời trang ra đời nhưng hình ảnh chiếc nón lá là không thể thay thế. Đặc biệt, ở những vùng quê, các bà, các mẹ thường đội để đi làm, đi chợ.
+ Nón cũng là dụng cụ biểu diễn văn nghệ như múa hát…
– Bảo quản:
+ Không dẫm, đạp
+ Đi mưa thì nên phơi ra tránh ướt dẫn đến mốc.

Có thể bạn quan tâm:  Ma trận đề kiểm tra môn Văn lớp 8 giữa học kỳ 1 năm học 2021-2022

Kết bài

Khẳng định giá trị của nón lá trong đời sống tinh thần của người Việt.
Nón lá có tầm quan trọng không chỉ về vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần. Nó là biểu tượng cho hình ảnh thanh tao của người phụ nữ Việt Nam.

 

Để lại Lời nhắn