Đáp án tham khảo môn Ngữ Văn THPT QG 2021

I. Đọc hiểu:

Câu 1: Theo tác giả sự hình thành của dòng sông: “từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và thấm vào đất , để tạo một dòng suối nhỏ, cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng sông ra đời”
Câu 2: món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển là: “ những vùng châu thổ màu mỡ hình thành nên những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới”
Câu 3: Dòng chảy của nước sẽ giống như sự phát triển của con người: từ một dòng nước nhỏ – suối nhỏ – một dòng sông – dòng sông đủ mạnh mẽ để xuyên qua núi – dòng sông đã ở tuổi xế chiều trở nên dịu dàng và tiến dần ra biển
Sự phát triển của con người cũng bắt đầu từ giai đoạn là một lũ trẻ vui đùa , cô gái trẻ , một đôi tình nhân và một ông lão. Phát triển, lớn lên theo dòng thời gian.
Câu 4: Bài học rút ra, em có thể tự lấy thông điệp (Có thể làm sống là biết cống hiến, thời gian sẽ không chờ đợi ai và hãy biết tận dụng thời gian để làm hết những điều có ích, có thể)
Tải tài liệu miễn phí ở đây

II. Làm văn

Câu 1:
“Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến (Peter Marshall)
Giải thích vấn đề : Cống hiến là gì ? Là việc đem khả năng, sức lực của mình để xây dựng và đóng góp khiến cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn
Bàn Luận : Cống hiến là một lối sống tích cực mà ai cũng cần rèn luyện tu dưỡng và trau dồi.
Lối sống cống hiến thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ , tài năng của bản thân để phục vụ lợi ích chung vì sự phát triển chung
Lối sống cống hiến giúp thế hệ khẳng định giá trị của bản thân phát huy hết vai trò của cá nhân với cộng đồng
Sự cần thiết của việc cống hiến, nếu như mọi quốc gia, từng cá nhân không chỉ sống vì lợi ích bản thân, không biết nghĩ đến lợi ích của tập thể thì đó luôn là một đất nước thiếu lòng nhân ái, thiếu tinh thần đoàn kết. Sự cống hiến sẽ làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên có ý nghĩa hơn, tạo động lực cho từng con người phát huy hết năng lực của mình . Dẫn chứng Bác đã ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Một trái tim vì nước vì dân, vì tự do của dân tộc.
Liên hệ : gia đình, em sẽ trở thành người con thế nào
Nhà trường em sẽ trở thành học trò, sinh viên ra sao
Xã hội : em sẽ làm gì cho đất nước, cho dân tộc, cho quê hương
Tải tài liệu miễn phí ở đây
Câu 2:
Xuân Quỳnh luôn có những rung cảm tình yêu rất đời thường mà rất riêng và ta cũng cảm nhận được điều đó qua bài thơ Sóng của bà. Bà chúa thơ tình thể hiện những cảm xúc, rung động tinh tế và những nét đặc trưng trong tình yêu của người phụ nữ mà ta đều thấy mình trong đó. Phân tích tác phẩm và tìm hiểu về hình tượng “em” trong bài thơ này, chúng ta còn thấy được quan niệm tình yêu mới mẻ của Xuân Quỳnh, vượt qua mọi rào cản, hủ tục và quan niệm xưa cũ của xã hội để sống hết mình với tình yêu và luôn khao khát một tình yêu đích thực, chân thành.
chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng. Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện những cảm xúc, cung bậc tình cảm của trái tim khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn thiết tha nồng hậu và niềm khao khát của người phụ nữ về một tình
I. KHÁI QUÁT TÁC GIẢ TÁC PHẨM
1. Tác giả Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Bà sinh ra trong một gia đình công chức gia giáo, mẹ không may mất sớm, cha thì thường xuyên phải công tác xa nhà nên từ nhỏ Xuân Quỳnh sống với bà nội và được bà nội nuôi dạy tận tình cho đến khi trưởng thành.
Tuy sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đất nước khó khăn, đối mặt với rất nhiều gian khổ, hiểm nguy nhưng Xuân Quỳnh vẫn rất mạnh mẽ, bà còn được ví như một cây xương rồng kiên cường có thể sinh sống và phát triển kỳ diệu trên sa mạc khô cằn.
Xuân Quỳnh có cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử. Hầu hết những sáng tác của Xuân Quỳnh đều hướng về những chủ đề như: Kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình,… Nội dung thơ ca của bà thường phản ánh về hiện thực của cuộc sống lúc bấy giờ của người dân trong những năm đất nước còn đang bị chiến tranh, nghèo khổ. Hồn thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời thường, bình dị nhiều âu lo, day dứt trăn trở trong tình yêu.
Thơ của bà rất giàu tình cảm và sự tinh tế kèm theo đó là những bài học triết lý, vô cùng ý nghĩa. Mỗi một tác phẩm sẽ xuất hiện rất nhiều cung bậc tâm trạng khác nhau, khi hạnh phúc đắm say, có lúc lại đau khổ, suy tư…
“Có lẽ thế, thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời… Cánh chuồn bé bỏng mong manh ấy bay ra từ những ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, chơ vơ giữa cõi trần ai đầy bất trắc, trôi nổi vô định này. Nó quá nhạy cảm với bão tố, mang tin bão về, để rồi chẳng tìm đâu ra một chốn nương náu, chở che.” (Chu Văn Sơn)
2. Tác phẩm “Sóng”
a) Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967. Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai, là khi thanh niên trai gái ào ào ra trận, cho nên đặt bài thơ trong hoàn cảnh ấy mới thấy rõ được nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.
“Sóng” được viết trong một chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). Đứng trước bờ biển rộng mênh mông, rộng lớn với những con sóng ào ạt xô vào bờ, trong lòng bà gợi lên nhiều suy tư, trăn trở và cảm xúc, từ đó là nguồn cảm hứng để bà sáng tác bài thơ này. Trước khi “Sóng” ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếp trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập “Hoa Dọc Chiến Hào” (1968).
b) Nội dung
Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả những cảm xúc của người con gái trong tình yêu luôn tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người để làm cho tình yêu ấy trở nên bất diệt. Từ đó, ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
II. TÌM HIỂU CHUNG
1. Ý nghĩa nhan đề “Sóng”
“Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình. “Sóng” là “em” và “em” là “sóng”. Hai hình tượng tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi yêu thủy chung, bất diệt.
2. Hai khổ thơ tiếp (khổ 3, 4): Sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu
Tình yêu luôn hiện hữu trong cuộc sống của mỗi người, giúp cho tâm hồn thêm nhạy cảm, tinh tế và biết tin vào những điều tốt đẹp. Với Xuân Quỳnh, tình cảm ấy – những con sóng lòng từ ngàn xưa đến nay và đến tận mai sau vẫn không bao giờ ngừng chảy. Quá khứ của ngày xưa, tương lai của ngày sau mãi vẹn nguyên một nỗi khát vọng bồi hồi về tình yêu trong trái tim của người phụ nữ trẻ khao khát xa xôi. Giờ đây, đứng trước bể lớn mênh mông, cảm nhận mình nhỏ bé và lọt thỏm trong cảm giác tình yêu mênh mông, người con gái ấy nghĩ về bản thân mình, về người yêu, về biển lớn và tự hỏi chính bản thân mình: “Từ nơi nào sóng lên?”. Tình cảm ấy xuất phát từ nơi nào, từ chính bên trong mỗi người hay từ cộc sống muôn màu muôn vẻ bên ngoài? Khi yêu, ai cũng như ai, đều muốn phân tích và định nghĩa từng trạng thái tâm lí, từng biểu hiện cụ thể để đi đến định nghĩa và giả thích về nó. Sáng tạo trong cách thể hiện, trong cách định nghĩa, nhà thơ nữ trẻ đã giải thích những điều khó hiểu ấy bằng những hình ảnh quen thuộc, nhẹ nhàng. Cũng như sự tương đồng của trái tim người phụ nữ đang yêu với sóng cũng được nhà thơ bộc lộ rõ nét hơn qua khổ thơ thứ ba:
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Đứng trước cái mênh mông của biển, cái trùng điệp của sóng, “em” nghĩ về anh, về em, về biển lớn và nghĩ cả về cội nguồn của sóng và tình yêu. Sóng “tìm ra tận bể” như để hiểu rõ mình hơn, hiểu rõ chính tình yêu của mình nhưng dường như đã lại bất lực, dường như Sóng – hay chính là Em đang cố giải thích về nguồn gốc của tình yêu hay định nghĩa tình yêu của mình. Câu hỏi tu từ cuối khổ thơ đã thể hiện những suy tư, trăn trở, những khao khát khám phá về tình yêu, về cuộc đời. Đây cũng là một câu hỏi từ bao đời nay được đề ra nhưng rồi cũng bỏ ngỏ ở đó, người ta đi kiếm tìm nguồn gốc của tình yêu để định nghĩa nó, để rồi như Xuân Diệu đã phải thốt lên rằng:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”
(Yêu – Xuân Diệu)
Điệp từ “em nghĩ” nhắc đi nhắc lại càng làm rõ hơn sự suy nghĩ trong lòng người. “Em nghĩ” có nghĩa là đã thao thức, đã lo lắng, đã đặt ra nhiều câu hỏi, chứ không phải em chỉ quen bồng bềnh, quen si mê, đến chỉ yêu và đơn thuần là yêu. Xưa nay không hiểu người “chỉ biết yêu thôi, chẳng biết gì” tình yêu đã làm họ mù quáng, quên đi tất cả. Họ nhìn vào cõi hư vô, mộng ước, chỉ quen hưởng thụ chứ không biết suy nghĩ.
Tình yêu là một thứ gì đó rất tự nhiên, nó có thể bất chợt ập đến mà con người ta không thể nào chống đỡ kịp, rồi cũng có thể biến mất mà chẳng cần một lí do gì để giải thích. Quy luật tự nhiên là sóng gió, nhưng còn tình cảm giải thích từ đâu… Đây là một điều cực khó, vẫn là nỗi băn khoăn dằn dỗi trong nỗi lòng mình. Vậy mà nỗi lo lắng, thảng thốt “không biết nữa”, ngây thơ xen chút bất lực. Mọi câu hỏi đặt ra đều tha thiết tìm được nơi khởi nguồn, nơi “bắt đầu” của sự vật. Có như vậy nỗi lòng người mới thỏa mãn.
Tựa như gió, như mây, độc chiếm tâm tư của con người để rồi người ta ngẩn ngơ nghĩ về nó đến muôn đời mà vẫn không nắm bắt kịp. Xuân Quỳnh đã lí giải nguồn gốc về tình yêu theo cách riêng của mình rất đáng yêu, hồn nhiên và nữ tính, và cuối cùng cũng chẳng thể tìm ra một định nghĩa về tình yêu, đến rồi đi, tình yêu khó hiểu và luôn mang nhiều bất ngờ, bí ẩn:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Một câu trả lời được đặt xen giữa hai câu hỏi đầy suy tư. Câu trả lời là sự bất lực của lí trí con người, không thể lí giải về cội nguồn của sóng, cũng như chẳng thể hiêu được sự bắt đầu của tình yêu. Những câu hỏi, những câu trả lời như đan xem trong tiềm thức của thi nhân, tình yêu đã khiến con người ta thay đổi, làm con người ta thổn thức khôn nguôi. Con người chẳng thể hiểu nổi mình trong tình yêu, cũng như chẳng thể hiểu được tình yêu là gì? Người ta yêu nhau vì cái gì? Ánh mắt, nụ cười, giọng nói hay vì điều gì khác? Hay giống như nàng kiều yêu chàng Kim chỉ vì sắc ngựa tuyết in, có pha màu áu (Truyện Kiều). Mọi thứ cũng chẳng còn quan trọng nữa bởi chỉ cần hai người thuộc về nhau, bên cạnh nhau, yêu nhau là đủ. Tình yêu luôn vượt thoát ra khỏi sự kiềm tỏa của lí trí, nó luôn bí ẩn, bất ngờ và có quy luật riêng. Đoạn thơ sử dụng cấu trúc đảo: đáp trước, hỏi sau khiến câu thơ trở nên duyên dáng như một cái lắc đầu. Tình yêu là thế, giản dị, hồn nhiên nhưng lại vô cùng lớn lao và đẹp đẽ, cũng như sóng.
Đọc khổ thơ ta nghe thấy nỗi lòng nhà thơ trăn trở, nhịp thơ trong khổ thơ thay đổi lúc 3/2 lúc 2/3 linh hoạt nhưng không xuôi không thẳng, không bình thường nhưng cũng dằn vặt, cũng nghĩ suy tìm tòi.
Xưa, nay rất nhiều thi sĩ đặt câu hỏi về tình yêu. Nhưng tình yêu là tình cảm, là cảm xúc làm sao biết được nó như thế nào, đến từ đâu… và nhiều nữa, nhưng tất cả đều bất lực. Ngay đến Xuân Diệu – một nhà thơ tình nổi tiếng, một con người luôn có khát khao giao cảm với đời luôn yêu, say đắm trong tình yêu, người mà: Trong giây phút chót dâng trời đất:
“Cũng vẫn say tình đến ngất ngư”
Người “uống” tình yêu đến “dập cả môi” cũng bất lực:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.”
Có người phải thốt lên rằng “có gì lạ quá đi thôi” khó quá! Nhưng tình yêu là thế. Làm sao có thể cảnh giác được trong tình yêu. Nó đến lúc nào ta đâu có biết và chiếm ta lúc nào ta đâu có hay. Quay lại khổ thơ Xuân Quỳnh ta gặp câu thổ lộ:
“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Một câu hỏi rất con gái, nhẹ nhàng, bối rối lẫn chút đắm say, ngọt ngào, nũng nịu. Nói thế, không có nghĩa là khổ thơ chỉ đơn thuần và cảm xúc, con người chỉ đơn thuần là yêu say đắm bên tình yêu bên sự nồng nàn còn là sự nghĩ suy, tìm tòi đòi hỏi một câu trả lời dù ít thôi nhưng phải có… Nhưng cuối cùng câu hỏi vẫn để đó, nhà thơ bất lực… làm sao mà có thể đáp nổi… Một ánh mắt bâng quơ, một câu nói vô tình nhiều khi cũng làm cho người ta tương tư chứ huống chi lại có một khoảng thời gian dài nỗi khát vọng tình yêu cứ bồi hồi, cứ xao xuyến trong ngực trẻ. Cái giây phút giao duyên của đôi lứa: “Khi nào ta yêu nhau” tìm được một câu trả lời thật khó, bởi tình yêu là một hiện tượng, một thứ tình cảm khó có thể cắt nghĩa được. Bởi vậy trong bài thơ tình số 21 của thi hào Tagor đã viết rằng :
“Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”
Tình yêu là sự sống muôn đời nơi “vườn trần” nhưng “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” (Xuân Diệu). Câu thơ “Khi nào ta yêu nhau” diễn tả đúng nỗi niềm những lứa đôi đã chớm vị ngọt của tình yêu nồng nàn, say đám. Cái giây phút “thắm lại” của lứa đôi trong mối tình đẩu, tuy không xác định được, nhưng không bao giờ có thể quên. Thi sĩ Thế Lữ, 70 năm về trước gọi đó là “cái thuở ban đâu lưu luyến” vô cùng đắm đuối và thiêng liêng:
“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Nghìn năm chưa dễ mấy ai quên?”
Trong khi người con gái cố đi tìm cội nguồn tình yêu thì tình yêu trở thành trò chơi ú tim, không tài nào nắm bắt được. Và thế là, muôn đời tình yêu vẫn là sự bí hiểm. Tình yêu của “Em” giờ đây trở thành nỗi nhớ da diết, giày vò. Nó choáng đầy cả không gian, nó chiếm cả tầng sâu và bề rộng, nó trải dài trong mọi thời gian. Phạm Đình An đã nhận xét: “Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng lại ở mức độ yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào, mà là tình yêu hạnh phúc, tình yêu gắn bó với cuộc sống chung với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu tình cảm, với nhiều chứng minh của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm”. Chính vì thế mà tình yêu của người “Em”. Ở đây có thể nói không còn bồng bột mà khá chín chắn, có sự can thiệp của lý trí, có ý thức về mặt tình cảm.
Nỗi nhớ là biểu hiện của tình yêu khi xa cách. Nỗi nhớ ấy được Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt, thường trực cả mọi lúc, khi thức cũng như khi ngủ. Những tình cảm chôn chặt trong lòng, tình cảm tràn ngập trong tim muốn bộc lộ nhưng không thể nói lên thành lời, chỉ biết tìm đến trong nỗi nhớ mãnh liệt, cồn cào và da diết. Như những con sóng cuồn cuộn, triền miên, vô tận, nỗi nhớ ấy đã chảy vào từng nhịp sống, trong cả tiềm thức là những giấc mộng đêm về. Sóng khao khát tới bờ, còn em thì khao khát đến với anh. Tình yêu của người con gái lúc thiết tha, mãnh liệt nhưng vô cùng nữ tính, ý nhị và sâu xa, chân thành.
Trái tim của người phụ nữ đang yêu không chi soi vào sóng để thấy được nét tương đồng mà còn thông qua sóng để bộc lộ những cung bậc cảm xúc của tình yêu.
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Xuyên suốt bài thơ vẫn là hình ảnh sóng, hình ảnh sóng được nhắc đến trong bài thơ hơn mười lần, mỗi lần là một sắc thái, một cảm xúc khác nhau. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao, như lời tâm sự, bộc bạch chân thành nhất từ cuộc đời của chính thi nhân. Nhịp thơ dồn dập với những từ ngữ trùng điệp gợi ra hình ảnh con sóng như gối chồng lên nhau. Nỗi nhớ bờ của sóng tràn ngập không gian, “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, đầy ắp cả thời gian “ngày” “đêm”. Nhà thơ tiếp tục sử dụng những hình ảnh tương phản, tương xứng với nhau để làm nổi bật những trạng thái, tình cảm của người con gái trong tình yêu. Đó là những thương nhớ khắc khoải của một tình yêu chân thành, thắm thiết. Là mong ước luôn được hòa nhập, được sống trong tình yêu. Sóng ở đây cũng như Em có một tình yêu thật nồng nàn và thủy chung. Bài thơ được sáng tác năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn ác liệt, vì vậy người ta thường hay nhắc đến sự chia ly và xa cách mà ở đó con trai, con gái ra trận với khí thế hào hùng của cả một dân tộc. Đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh của sự xa cách, chia ly, ta mới càng hiểu thêm được những nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu. Yêu và nhớ chính là hai mặt của tình yêu. Yêu say đắm thì nhớ thiết tha. Khi phải xa cách nhau, điều đọng lại duy nhất trong con người ta chính là nỗi nhớ. Khi yêu nỗi nhớ là thường trực canh cánh trong lòng của người đang yêu. Một trái tim đang yêu là một tâm hồn đang nhớ. Cũng đã có không ít các nhà thơ viết về nỗi nhớ trong tình yêu dưới nhiều phương diện biểu đạt khác nhau, đâu đó nỗi nhớ ấy như một căn bệnh mà Nguyễn Bính đã từng viết trong bài “Tương tư”:
“Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
Hay Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình cũng đã từng viết:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!”
(Tương tư chiều)
Trở lại với Xuân Quỳnh, có những nỗi nhớ cồn cào da diết thì chị gọi đó là những “Con sóng trên mặt nước”. Còn những nỗi nhớ phải kìm nén trong lòng không tài nào bật ra được thành tiếng chính là “Con sóng dưới lòng sâu”. Có sự đối nghịch, tương phản giữa dưới lòng sâu và trên mặt nước nhưng giữa chúng lại vô cùng thống nhất bởi đó chính là nỗi nhớ mong trong tình yêu, luôn hướng về người mình yêu dù có bộc bạch hay che dấu ở trong lòng. Ta cũng thấy sự độc đáo ở khổ thơ khác với những khổ khác là khổ này có sáu câu thơ, trong khi các khổ thơ khác chỉ có bốn câu. Bởi theo thi nhân, nếu chỉ viết một khổ gồm bốn câu có lẽ không đủ bày tỏ nỗi nhớ của người con gái trong tình yêu.
Nhịp thơ của đoạn dào dạt, hăm hở, đằm thắm nhất tựa như tiếng sóng vô hồi vô hạn thể hiện tiếng lòng của một trái tim tràn ngập nỗi nhớ. Đó là một nỗi nhớ thường trực ngay cả khi thức, khi ngủ, bao trùm lấy không gian, thời gian. Sóng và em nhập vào nhau để bổ sung, đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn tình yêu, nỗi nhớ và sự chung thủy của người con gái khi yêu. Nỗi nhớ đi vào ngay cả trong giấc ngủ, giấc mơ tưởng chừng như mơ hồ, ảo ảnh nhất:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Đó là nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu của thi sĩ. Mạnh mẽ, mãnh liệt đến nỗi nó đi xuyên qua không gian, giữa cõi thực và cõi mơ chỉ để hướng về một người mà lòng ta yêu thương. Những đòi hỏi, khát khao hướng về người mình yêu của người con gái được bộc lộ một cách giản dị nhưng đầy xúc động và chân thành, sóng khao khát vỗ vào bờ như bản thân em luôn khao khát được gần anh, dù ngay cả ở trong giấc mơ, trong tiềm thức. Bởi sóng vỗ là một quy luận của tự nhiên, chừng nào sóng thôi không còn thao thức, không còn vỗ vào bờ nghĩa là lúc đó trái tim yêu thương mới ngừng nhịp đập, ngừng nhớ. Mượn sóng để diễn tả về nỗi nhớ nhưng có lẽ là chưa đủ, người con gái ấy phải trực tiếp xuất hiện để bộc bạch về nỗi nhớ của mình. Người con gái ấy không kiêu kì, không cao ngạo, mà bộc bạch những tâm tư, tình cảm của mình một cách rất tự nhiên. Nỗi nhớ ấy da diết cồn cào đến mức “cả trong mơ còn thức”, dữ dội hơn cả sóng nhớ bờ. Bởi, sóng nhớ bờ chỉ trong cõi thực, còn em nhớ đến anh tận cả trong cõi mộng, cõi mơ. Và trong nỗi nhớ ấy còn là những trăn trở, lo âu của một trái tim đầy nhạy cảm. Thức không phải chỉ để nhớ, mà còn để nâng niu, gìn giữ mọi khoảnh khắc hạnh phúc bởi trong lòng em luôn có dự cảm về sự mong manh của tình yêu. Câu chuyện của biển là thế và dường như sẽ không bao giờ dừng lại, biển không có sóng thì biển chết, tình yêu không có nỗi nhớ cũng sẽ tàn phai, mai một.
Kết bài : Chỉ ra những vẻ đẹp nữ tính của sóng trong bài thơ
– Băn khoăn trăn trở về cội nguồn tình yêu
– Định nghĩa tình yêu là nỗi nhớ da diết , mãnh liệt
– Bác bỏ đi cội nguồn của tình yêu bởi lẽ đôi khi người con gái chúng ta yêu nhau chẳng vì bất cứ lí do nào
Nguồn: Lớp văn Thầy Nhật

Để lại Lời nhắn