Phân tích Tỏ Lòng – Văn mẫu hay chi tiết nhất

Đọc Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão ta thấy được hình tượng của những chiến sĩ hiên ngang. Phẩm chất anh hùng chống quân thù bảo vệ tổ quốc. Chỉ vỏn vẹn với 4 câu thơ, nhưng mỗi câu đều chất chứa những ẩn ý sâu sắc. Để cảm nhận tốt bài thơ này, trước tiên học sinh cần lập dàn ý phân tích Tỏ Lòng một cách cụ thể nhất.

Kĩ năng phân tích thơ

  • Phân tích đề bài muốn nói gì?
  • Hệ thống lại các luận điểm chính trong bài thơ cần phân tích.

Dàn ý phân tích Tỏ Lòng

Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

Thân bài:

  • Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh của quân đội nhà Trần lúc bấy giờ.

+ Hình tượng trang nam nhi: phân tích hành động, không gian và thời gian mà tác giả đề cập trong câu thơ “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”.

  • Tư thế hiên ngang, oai phong, sẵn sàng chiến đấu. Tầm vóc ấy được so sánh với núi sông, tổ quốc.

Phân tích câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

+ Hình tượng quân đội nhà Trần: 

  • Khí thế ngất trời của quân đội nhà Trần. Sự ngợi ca, tự hào của tác giả khi quân đội nhà Trần đập tan quân giặc.
  • Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão
Có thể bạn quan tâm:  Cảm nghĩ về ngày đầu tiên bước vào trường THPT đầy cảm xúc

+ Quan niệm về công danh, khát vọng qua câu thơ “Nam nhi vị liễu công danh trái”

  • Nợ công danh là món nợ lớn cần phải trả khi còn là đấng nam nhi. Kẻ làm trai phải hoàn thành xong 2 nghĩa vụ. Lập công và lập danh mới được coi là hết nợ đất nước.

Tham khảo bài viết phân tích Chí Phèo.

+ Nỗi thẹn của tác giả: phân tích câu “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”

  • Dù đã xông ra chiến trận rất nhiều lần, nhưng tác giả vẫn cảm thấy hổ thẹn vì chưa làm tròn trách nhiệm, vẫn thấy công danh chưa bằng Vũ hầu.
  • Khao khát hoài bão thực hiện lý tưởng lập công danh cho các trang nam tử.
  • Liên hệ đến thanh niên ngày nay: sống phải có ước mơ, hoài bão, phải vượt qua khó khăn để biến ước mơ thành hiện thực.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân.

Phạm Ngũ Lão cùng bài thơ “tỏ lòng”

Việt Nam đã đi qua bao thời đại lịch sử vẻ vang cùng vô vàn anh hùng hào kiệt. Trong số đó một cái tên không thể không nhắc đến là Phạm Ngũ Lão. Phạm Ngũ Lão xuất thân là một nông dân trở thành vị tướng tài kiệt xuất dười thời nhà Trần. Ông được người đời mến mộ và kính trọng bởi bản tính đức độ và tài giỏi. Không chỉ có tài đánh trận mà ông còn là một nhà thơ.

“Tỏ lòng” là một trong những tác phẩm gây được tiếng vang lớn trong sự nghiệp văn chương của ông. Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt bày tỏ nỗi lòng của đấng nam nhi trong thời chiến. Bên cạnh đó, Phạm Ngũ Lão vẻ lên bức tranh khí thế hào hùng của quân dân nhà Trần.

Hình tượng và khí thế quân dân nhà Trần cùng vị tướng sĩ

Khí thế hừng hực đó được lan truyền ngay ở hai câu thơ đầu:

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích “Trao duyên” của Nguyễn Du

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu”

Nghe như có một luồng điện mạnh chảy trong trong dòng máu của quân dân. Mọi thứ như đã sẵn sàng với một tinh thần quyết tâm và lòng tin chiến thắng đang sục sôi. “Hoành sóc” tức “cầm ngang ngọn giáo” là sự hùng hồn, quyết tâm mạnh mẽ, oai nghiêm của quân ta.

Một khí phách ngang tàn, dũng mãnh. “Giang sơn”, toàn cảnh núi sông hùng vĩ, bao la rộng lớn. “Kháp kỷ thu” tức chiều dài thời gian đã trôi qua mấy mùa thu. “Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu”. Một vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng của tướng sĩ vượt ra khỏi mọi không gian và thời gian. Không chỉ hình tượng đẹp mà cả khí chất cũng ngất trời, lấn át cả sao Ngưu trên cao. “Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu”. Tác giả ví ba quân hừng hực như những con hổ dũng mãnh. Đó là khí thế muốn nuốt trôi bọn quân xâm lược Mông-Nguyên.

Phân tích Tỏ Lòng – Tấm lòng và ý chí của Phạm Ngũ Lão đối với đất nước

Là một vị tướng thấy hổ thẹn trước khí thế hào hùng của quân dân, Phạm Ngũ Lão càng quyết tâm.

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

Ông quan niệm công danh như một món nợ đời mà đấng nam nhi phải hoàn trả. Làm trai cho đáng sức trai, phải lập được chiến công, sự nhiệp để lại tiếng thơm cho đời. Qua đó vừa thể hiện hoài bão của tướng sĩ, vừa đánh thức ý chí, chí hướng các bậc nam nhi. Đồng thời, Phạm Ngũ Lão cũng thấy hổ thẹn khi nghe chuyện của Vũ Hầu (một tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực, hết lòng trả nợ công danh đến tận cuối đời). Thật đáng nể và khâm phục bậc cao nhân luôn khiêm nhường nhưng ý chí rất kiên cường. Dù xông pha chiến thắng bao trận vẻ vang nhưng vẫn nghĩ mình chưa tròn trách nhiệm cùng đất nước.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích Độc tiểu thanh ký - Bài thơ hay nhất năm

Phân tích Tỏ Lòng – Tình cảm chân thành cao quý của tác giả với đất nước 

“Tỏ lòng” là nổi lòng tác giả quyết trả nợ đời, nợ non sông bằng những chiến thắng vẻ vang. Đồng thời ca ngợi, tự hào khí thế của quân đội nhà Trần bằng những hình ảnh so sánh, phóng đại. Bên cạnh đó là đánh thức ý chí, chí hướng của các chí nhân quân tử bằng “món nợ đời”. Qua đây thấy tự hào khí phách quân dân nhà Trần nói chung và Phạm Ngũ Lão nói riêng. Hơn thế ta cảm nhận được tấm lòng, tình cảm đáng quý của tác giả với non sông đất nước. Luôn cống hiến hết mình, xem việc hoàn thành sứ mệnh với đất nước là món nợ đời phải trả. Tất cả làm nên vẻ đẹp cả về hình tượng lẫn khí chất của người anh hùng dân tộc xưa.

“Tỏ Lòng” của Phạm Ngũ Lão vừa là lời nhắc nhở. Nó vừa là lời cổ vũ tạo động lực cho các thế hệ thanh niên phải có trách nhiệm, có ước mơ để thực khi con trẻ. Chắc chắn rằng, khi hiểu được nỗi lòng của nhà thơ. Các em sẽ có bài phân tích Tỏ Lòng thật đặc sắc và hấp dẫn.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn