Phân tích cảnh cho chữ – xúc động, cuốn hút nhất

Được xem là chi tiết đắt giá nhất trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. Cảnh cho chữ của Huấn Cao dành cho viên quản ngục đã lấy đi nhiều nước mắt của bạn đọc. Giúp câu chuyện thêm phần gay cấn và xúc động. Hãy cùng mình phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” nhé!

Phân tích cảnh cho chữ

Để sáng tạo nghệ thuật, người ta thường tìm đến những không gian thoáng đãng yên tĩnh. Tuy nhiên, cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân lại hoàn toàn ngược lại. Và cảnh tượng ấy được xem là “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Một không gian tối tăm, chật hẹp, nhơ bẩn chốn ngục tù với ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu thì việc sáng tạo nghệ thuật đã được diễn ra.

Trước đêm chịu án tử, Huấn Cao đã quyết định sẽ tặng chữ cho viên quản ngục trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt và hết sức đối nghịch. “Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng”. Vẫn ung dung tự tại “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”. Người còn lại thì khúm lúm, chuyển động nhẹ nhàng. Tình thế đã có sự thay đổi. Tù nhân lại trở thành người ban phát cái đẹp cho người đáng lẽ ra phải răn đe kẻ tù tội.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích Tràng Giang – Dàn ý rõ ràng chi tiết nhất!

Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã có những lời lẽ khuyên quản ngục từ bỏ trốn tù nhem nhuốc, dơ bẩn. Bởi quản ngục muốn chơi chữ phải giữ được thiện lương. Trước những lời khuyên chân thành của người tử tù. Viên quản ngục xúc động rưng rưng nước mắt “Vái người tù một vái. Ông chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng nghẹn ngào. “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Với hành động đó. Tác giả đã rất thành công trong việc dẫn dắt và hướng tác phẩm hướng đến chân, thiện mĩ cao đẹp.Thông qua hình tượng Huấn Cao – một con người với nhân cách cao cả, tài năng xuất chúng . Ông đã gieo nhưng hạt mầm thiện lương đến đời sống của viên quản ngục.

Tham khảo bài viết tóm tắt chữ người tử tù ngắn gọn, hấp dẫn nhất. 

Đặc sắc về nghệ thuật

Bên cạnh nội dung, nghệ thuật cũng là một trong những điểm nhấn tạo nên sự đặc sắc cho cảnh cho chữ. Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh liên tưởng giúp cảnh cho chữ ngày càng rõ nét. Ngôn ngữ hình ảnh cổ kính mang đậm chất điện ảnh tạo không khí cho tác phẩm. Đặc biệt, tác giả đã phục chế cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả thực, phân tích tâm lí nhân vật đã tạo nên điểm nhấn và xúc động trong lòng người đọc.

Có thể bạn quan tâm:  Cảm nhận bài thơ Chiều tối đầy nhân văn nghệ thuật

Ngoài việc phân tích cảnh cho chữ, các em có thể lồng ghép những cảm nhận của bản thân vào trong bài viết để làm cho bài viết thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn