Quy hoạch làng nghề gắn với du lịch ở Hà Tây: Cần tấm áo mới

KYNT – Dự kiến đến năm 2015, Hà Tây cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, với trên 500 làng nghề. Tuy nhiên, chủ trương trên đang vấp phải khá nhiều khó khăn, hạn chế. Đó chính là những điểm yếu cố hữu mà làng nghề nào cũng tồn tại: quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, ô nhiễm môi trường… Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND tỉnh Hà Tây đã có những bước đi chiến lược, không chỉ quy hoạch lại mà còn giúp mỗi làng nghề phát huy được thế mạnh kinh tế của mình.

Khó khăn từ cơ sở vật chất

Làng La Phù (huyện Hoài Đức) có hai nghề truyền thống nổi tiếng là dệt kim và chế biến thực phẩm (chủ yếu sản xuất bánh kẹo). Hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 15,7%/năm, thu nhập bình quân 11.500.000 đồng/người/năm. Toàn xã có 60 công ty TNHH, công ty cổ phần và 3 doanh nghiệp tư nhân với trên 1.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

Những năm gần đây, hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, máy móc, trang thiết bị hiện đại xuất hiện ngày một nhiều. Tuy nhiên, những cỗ máy tân tiến này cũng cần diện tích “hoành tráng” để có thể phát huy công dụng một cách hiệu quả. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất với quy mô gia đình nên những dàn máy hiện đại đó thường được để trong dãy nhà cấp 4 (có khi “ngốn” một lúc hết 7-8 gian liền). Ông Nguyễn Trọng Thạnh, Giám đốc Công ty Bánh kẹo Đức Hạnh là một trong những người tiên phong thay đổi trang thiết bị, tâm sự: “Không phải tôi không có tiền để xây nhà xưởng khang trang hiện đại, mà vì không có mặt bằng, quỹ đất của gia đình chỉ đủ để sinh hoạt và “làm ăn nhỏ”. Hơn nữa, Công ty Đức Hạnh cũng như hàng chục công ty khác trong xã đang chờ để vào khu quy hoạch nên cứ làm ăn “chắp vá như thế này đã nhiều năm nay”. Không riêng gì ông Thạnh, ông Tạ Tương Huỳnh, Giám đốc Công ty Dệt kim Minh Phương cũng chung nỗi niềm. Công ty ông có 1.200 máy dệt và máy dát, trên 400 lao động, có tới 1.000 gia đình làm gia công cho Công ty. Sản phẩm của Công ty bao gồm các trang phục về đồ len, bít tất, chủ yếu xuất khẩu (70-80%). Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 triệu USD. Ông Huỳnh khẳng định, thị trường xuất khẩu sang các nước tư bản khá ổn định. “Từ năm 1993, tôi đã sang Trung Quốc tham quan các mô hình nhà xưởng tiên tiến, đến nay, máy móc của ta và họ hiện đại như nhau, thậm chí họ còn thua ta sự khéo léo và nhân công rẻ. Tuy nhiên, nước bạn lại hơn chúng ta về mặt bằng sản xuất”- ông Huỳnh tâm sự. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong xã, cơ sở sản xuất của ông được “cơi nới” dần theo sự lớn mạnh của Công ty, năm 2000, sử dụng 2.000m2 đất tại xã, sau đó được nâng lên thành 4.000m2 và “dậm chân tại chỗ” cho đến giờ. Ngoài việc bức xúc về mặt bằng, ông Huỳnh còn nỗi lo “mất” công nhân, bởi hơn 400 lao động làm việc tại chỗ chưa có nơi ăn, chốn ở ổn định. Đó là chưa kể trình độ và ý thức trong lao động của công nhân còn non kém, phần lớn chưa qua đào tạo.

Có thể bạn quan tâm:  Bài tập luyện tập Tiếng Anh 10 mới theo từng unit

Làng nghề may- thú nhồi bông Tam Hiệp (Phúc Thọ) là một trong những làng “trẻ” nhất (hơn mười năm tuổi), nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Với 1.600 hộ làm nghề may, công việc tấp nập và bận rộn quanh năm, nhiều gia đình có thu nhập 300-400 triệu đồng/năm, gần 50 hộ có ôtô vận tải, nhiều hộ có cả 2 loại xe: chở hàng và chở khách. Cũng chính vì điều này mà trục đường chính của làng thường xuyên ùn tắc. Ngoài ra, còn có 10 hộ làm thú nhồi bông, công việc tuy nhàn nhưng rất bụi bặm, người và “thú” chen chúc nhau do cơ sở sản xuất quá chật hẹp.

đến hạn chế trong nhận thức

Xem thêm:

Ngoài áp lực về mặt bằng sản xuất, những hạn chế về giao thông cũng là nỗi bức xúc, lo lắng của các doanh nghiệp làng nghề. Hiện có đến một nửa số gia đình trong xã La Phù có ôtô, nhưng đường giao thông trong làng thì chỉ dành cho xe đạp và xe máy.

Đó là chưa kể mỗi làng nghề lại bộc lộ những ưu, khuyết điểm khác nhau. Mặc dù ra đời cách đây 400 năm và được xem là ông tổ của nghề đan nước ta, nhưng đến nay làng nghề mây giang đan Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) vẫn chưa có những mặt hàng tinh xảo “vượt tầm” thời đại cũng như sản phẩm mang đặc thù riêng của làng nghề. Người Phú Nghĩa ở nước ngoài sử dụng sản phẩm của quê hương mình nhưng không hề biết xuất xứ của nó. Bà con chỉ biết cặm cụi làm nghề mà chưa biết rằng, chính thương hiệu của làng nghề đã đẩy giá trị của sản phẩm lên rất nhiều. Ông Vương Văn Sơn, Trưởng thôn Quan Châm cho biết, sản phẩm của làng nghề chủ yếu xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản… Hiện xã có rất nhiều gia đình đạt doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm, các hộ còn lại từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm. Nhận thức của người làm nghề nói chung cũng đang là rào cản khá lớn trong phát triển kinh tế. Nhiều người không chịu học hỏi, không chịu thay đổi mẫu mã sản phẩm của mình. Tư duy đó không chỉ khiến làng nghề tụt hậu mà còn đánh mất nhiều cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương mình.

Có thể bạn quan tâm:  Bậc của Ancol - Tất tần tật lý thuyết về Ancol

Dù mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, nhưng chính những làng nghề truyền thống cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, đã đến lúc phải nhanh chóng đưa làng nghề ra khỏi khu dân cư. Điều này không chỉ mang tính cộng đồng, nhân văn sâu sắc mà còn góp phần tạo sự phát triển ổn định, bền vững cho mỗi làng nghề. Bên cạnh đó, lãnh đạo, chính quyền mỗi địa phương nên kết hợp làng nghề với du lịch để khai thác hết thế mạnh. ý tưởng này hoàn toàn có cơ sở, bởi chỉ riêng làng Phú Nghĩa đã có 5.000 – 6.000 lượt khách đến tham quan trong năm, chủ yếu là khách du lịch nước ngoài, bởi người phương Tây rất thích các sản phẩm thủ công của người châu á, nhiều khách du lịch đã lưu lại hàng giờ trong các gia đình để “xin thử tay nghề”.

Định hướng quy hoạch

Sau khi khảo sát hàng trăm làng nghề trong toàn tỉnh, lãnh đạo tỉnh Hà Tây quyết định chọn thí điểm 10 làng nghề có thể kết hợp du lịch để quy hoạch trong đợt 1: làng lụa Vạn Phúc (thành phố Hà Đông); mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ); khảm trai Ngọ Hạ (Chuyên Mỹ – Phú Xuyên); may Trạch Xá (Hoà Lâm – ứng Hoà); dệt Phùng Xá (Mỹ Đức); nghề tiện ở Nhị Khê (Thường Tín); tạc tượng Sơn Đồng (Hoài Đức); may thú nhồi bông Tam Hiệp (Phúc Thọ); thêu Đại Đồng (Phú Xuyên); điêu khắc Dư Dụ (Thanh Thuỳ- Thanh Oai). Sau khi đã chọn được 10 làng nghề trên, UBND tỉnh giao Sở Công nghiệp (cũ) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan quy hoạch lại làng nghề kết hợp du lịch để phát huy hiệu quả tối đa. Trước mắt, làm thí điểm không quá 3 làng nghề, sau đó nhân ra diện rộng. Hiện tại, các sở, ngành nói trên đang xúc tiến việc quy hoạch lại các làng nghề, theo đó, tỉnh hỗ trợ: điện, nước, đường giao thông, kết hợp với ngân sách của huyện và sự đóng góp của bà con khi chuyển vào khu, cụm công nghiệp. Ông Nguyễn Xuân Chính, Giám đốc Sở Công nghiệp (cũ) Hà Tây cho biết: “Quy hoạch làng nghề gắn với du lịch không ngoài mục đích nâng cao giá trị kinh tế của làng nghề và hướng tới phát triển bền vững, song phải đảm bảo cảnh quan môi trường, bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống”. Dự kiến, cuối năm 2008, Hà Tây có thể đưa vào hoạt động 3 làng nghề du lịch: mây tre đan Phú Nghĩa, khảm trai Ngọ Hạ, tạc tượng Sơn Đồng.

Có thể bạn quan tâm:  Ôn tập cuối kì 1 Toán lớp 4 theo dạng năm học 2022-2023

Lam Ngọc

Để lại Lời nhắn