“Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác mãnh liệt, sung sức nhất của nhà thơ Xuân Diệu. Từng câu, từng chữ trong bài đều toát lên niềm say mê, khao khát được sống, được đắm chìm trong tuổi trẻ và tình yêu.
Bố cục tác phẩm
Bài thơ đươc chia làm 3 đoạn với những nội dung nhỏ. Tất cả hòa quyện và tạo nên nhịp điệu rộn ràng, sôi nổi của mùa xuân. Là sức sống bừng nở huy hoàng. Nhưng giữa niềm hân hoan tột độ đó vẫn phảng phất nỗi lo sợ thời gian trôi quá nhanh. Tác giả lo lắng những phút giây diệu kỳ rồi sẽ vụt tắt. Đó cũng chính là ý nghĩa của cái tên vội vàng.
– Đoạn 1 (13 câu thơ đầu): mùa xuân ngập tràn ánh sáng và sự sống.
– Đoạn 2 (câu 14 tới câu 29): sự nuối tiếc khi thời gian và kiếp người trôi đi quá vội vã.
– Đoạn 3 (còn lại): lo sơ, giục giã tận hưởng những phút giây huy hoàng của tuổi trẻ.
Những biện pháp nghệ thuật được vận dụng
Khi phân tích bài thơ “Vội vàng”, bên cạnh nội dung tác phẩm. Bạn cần chú ý đến các biện pháp nghệ thuật được vận dụng khéo léo trong từng khổ thơ:
– Điệp ngữ “này đây”, “ta muốn”.
– Sử dụng từ láy tạo cảm giác gấp gáp, dồn dập, giục giã…
Trong hàng trăm tác giả Thơ mới, Xuân Diệu được xem là gương mặt tiêu biểu và “mới” nhất. Những tác phẩm của ông, tiêu biểu là “Vội vàng”. Hàng loạt tác phẩm đều là những lời ca tụng tình yêu và trần thế lộng lẫy. Thực sự ít có nhà thơ nào thể hiện thành công bằng.
Hoài Thương