Chiến tranh là những cuộc li tang. Chiến tranh còn là những đau thương, mất mát. Và khi sự chia li ấy bước vào thơ ca Đặng Trần Côn, nó lại mang đến hình sắc riêng. Hãy theo dõi cảm nhận 8 câu giữa bài Chinh phụ ngâm dưới đây để hiểu rõ hơn.
8 câu giữa bài Chinh phụ ngâm
Không gì cô đơn và đau đớn hơn khi phải trải qua cảm giác đợi chờ trong vô vọng. Người chinh phụ trong lời thơ của Đặng Trần Côn chính là một ví dụ điển hình. Giữa bốn bề không gian lặng vắng, người phụ nữ ấy càng khắc khoải nỗi mong chờ:
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Các từ láy được sử dụng ở đây không chỉ gợi hình mà còn gợi cảm giác. Mọi chiều không gian như kéo dài ra vô tận, thê lương đến khôn cùng. Phép so sánh “đằng đẵng như niên”, “dằng dặc tựa miền biển xa” có giá trị biểu cảm cao. Cụm từ đó đã đặc tả chiều sâu nỗi buồn và chiều dài của thời gian.
Đọc thêm bài viết phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.
Đoạn tiếp theo
Hương gượng đốt, hồn đà mê mải
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại ngùng
Những sự vật xung quanh bình thường vô cảm, giờ đây cũng hòa chung nỗi niềm với lòng người. “Hương gượng” còn “hồn đà mê mải”, “gương gượng” và “lệ lại chứa chan”. Niềm đau riêng đã hóa thành nỗi buồn chung, nhuốm lên màu ảm đạm. “Dây uyên”, “phím loan” vốn thường chỉ tình yêu kết tóc, hạnh phúc lứa đôi. Nhưng giờ đây lại gắn liền với những điều không may. Đoạn thơ này đã lột tả sự hoang mang của người chinh phụ.
Với bài viết trên, mong rằng học sinh sẽ rút ra được những thông điệp mà tác giả gửi gắm. Từ đó hiểu hơn về người chinh phụ, về mất mát của chiến tranh. Chúc các em học tốt!
Hoài Thương ST