Dàn ý tả bà của em
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về bà.
- Tên gọi của bà.
- Tình cảm của em với bà.
2. Thân bài:
a. Hình dáng bên ngoài: Nêu những đặc điểm bên ngoài để nhận diện bà.
Thông báo: Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!
- Tuổi tác: Tuổi bà đã cao, năm nay đã ngoài 60 tuổi rồi.
- Ngoại hình của bà: Bà em lưng đã hơi còng. Lúc nào bà đi cũng hơi cúi mặt xuống dưới.
- Đôi mắt: Bà có một đôi mắt rất sáng và tinh nhanh.
- Nước da của bà không còn đẹp như thời con gái mà đã dần xuất hiện nếp nhăn theo thời gian.
- Mái tóc: Thời gian đã lấy đi của bà mái tóc đen dài thay vào đó là mái tóc là thưa thớt những sợi tơ trắng.
- Nụ cười, giọng nói.
- Trang phục thường mặc của bà: Bà em rất giản dị và thường mặc chiếc áo bà ba với chiếc quần rộng màu nâu.
b. Hoạt động thường ngày của bà:
- Bà thường giúp con cháu những việc lặt vặt trong gia đình.
- Bà thường nhắc nhở em phải biết phát huy nề nếp, truyền thống của gia đình.
c. Tính tình của bà:
- Tình cảm của bà đối với em.
- Tình cảm của bà đối với những người hàng xóm.
- Kể vài kỉ niệm vui buồn với bà để làm rõ được tính cách của bà.
3. Kết bài
- Thái độ của em đối với bà: Em rất yêu quý bà của em.
- Mong muốn của em đối với bà.
Văn mẫu 1: Tả bà của em
Em lớn lên trong một gia đình đầy ắp tình yêu thương. Nhưng người thương yêu em nhất nhà đó chính bà của em. Bà là người đã chăm em từ khi em còn bé cho đến tận bây giờ.
Bà em năm nay đã ngoài sáu mươi tuổi rồi. Khuôn mặt của bà trông phúc hậu lắm nhưng đã lốm đốm những nêp nhăn của thời gian. Tuy tuổi đã cao nhưng bà có một đôi mắt rất sáng. Khi bà cười đôi mắt cứ híp lại. Em nhìn thấy mà rất vui.
Mái tóc của bà rất dài và đã có vài lọn tóc bạc trắng. Mái tóc thường cuộn tóc búi sau mái đầu để chúng em không thấy được những mái tóc trắng của bà. Nhưng hằng ngày, em đều biết tóc bà ngày một nhiều sợi trắng hơn. Những lúc như thế em chỉ mong thời gian mãi ngừng lại để bà không già thêm nữa. Nhưng trong lòng em vẫn biết, thời gian trôi càng chậm thì em mãi không lớn được, không trưởng thành được để thực hiện ước mơ nhìn em lớn khôn của bà.
Đáng trân trọng nhất đó chính là đôi tay của bà. Đôi bàn tay ấy đã vất vả bồng bế em từ khi em còn lọt lòng. Chính đôi bàn tay ấy đã đưa em đến trường, đưa em đi chơi, dạy em nấu ăn. Em yêu đôi tay ấy vô ngần. Nhìn bàn tay bà càng ngày càng yếu em càng tự động viên bản thân phải cố gắng học tập thật tốt để bà vui lòng.
Bà em nay đã nghỉ hưu rồi. Bà thường ở nhà làm vài công việc giúp con cháu. Để nâng cao sức khỏe, ngày nào bà cũng đi bách bộ, tập dưỡng sinh với mấy người cao tuổi trong xóm. Bà thường bảo sức khỏe tốt là rất đáng quý, không cần phải đi bệnh viện là tốt nhất. Đúng như bà nói, bà có sức khỏe rất là ổn. Mấy năm nay, lần nào đi khám sức khỏe đều được bác sĩ khen bà biết giữ gìn sức khỏe.
Hàng xóm nhà em ai cũng yêu quý bà. Vì họ bảo bà là người nhân hậu và thông thái. Trong xóm ai có việc gì đều đến nhờ bà cho lời khuyên. Em cũng vậy. Khi có việc gì khó nói, ngay cả với bố mẹ, em cũng khó mở lời thì bà là người đầu tiên em nhớ tới.
Em còn nhớ như in có lần em bị một bạn trong lớp đánh. Khi biết tin bà đã đến lớp ngay lập tức nhưng bà không cáu giận với bạn đánh em. Bà ôn tồn hỏi han bạn ấy tại sao lại đánh em và còn khuyên nhủ bạn lần sau không nên bắt nạt các bạn khác trong lớp nữa. Có lẽ vì bà dịu dàng như thế đã khiến bạn ngoan hơn. Em và bạn đã trở thành bạn tốt của nhau từ lần ấy. Bạn còn thường xuyên cho em đồ ăn nữa. Bạn hay bảo: “Hôm nào dẫn tao về nhà mày chơi nhá”.
Được sống trong vòng tay ấm áp của bà làm em rất hạnh phúc. Con xin hứa với bà, mai này con sẽ thực hiện được ước mơ làm cô giáo của mình. Dù có lớn khôn bao nhiêu đi nữa thì con mãi là cháu ngoan của bà.
Văn mẫu 2: Tả bà của em
Tiếng “bà” là tiếng gọi em cất lên đầu tiên khi mới học nói và có lẽ nó sẽ đi theo em đến hết cuộc đời này. Bà là người mà em yêu mến và kính trọng nhất.
Năm nay bà nội em đã bảy mươi tuổi rồi. Hồi còn trẻ nội thường phải làm những công việc nặng nhọc nên đến tuổi này lưng đã hơi còng. Mái tóc nội rất dài nhưng đã lấm chấm vài sợi bạc. Mái tóc thường gội đầu bằng nước vỏ bưởi nên tóc nội thơm lắm. Chính vì mùi thơm đặc trưng này mà các cháu bên nội bên ngoại lúc nào cũng quấn quýt bên bà. Bà hay mặc chiếc áo màu nâu, màu xanh hoặc màu tím. Chiếc áo ấy đã hơi bạc màu. Hai bên áo bà luôn có hai cái túi. Hai cái túi ấy lúc nào cũng có kẹo ngon của bà. Em thích chiếc áo ấy lắm. Nhìn thấy nó từ xa là em nhận ra bà nội ngay.
Từ ngày nghỉ hưu, bà thường giúp con cái chăm cháu, nấu ăn và làm một số công việc lặt vặt từ trong nhà. Nội em nấu ăn ngon lắm. Nội bảo: “Hồi còn trẻ bà là cô gái thanh niên xung phong đấy. Ngày ấy, công việc của bà là nấu cơm nuôi bộ đội. Công việc của bà tuy có vẻ nhẹ nhàng nhưng phải nấu ăn thật ngon để bồi dưỡng các chú bộ đội, giúp các chú có thật nhiều sức khỏe để chiến đấu”. Nghe xong công việc của nội em càng yêu quý hơn tấm gan dạ, quả cảm hi sinh vì đất nước.
Ngày còn bé, em luôn ngủ với nội, nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ do nội kể. Sau mỗi câu chuyện bà đều yêu cầu em rút ra bài học những câu chuyện ấy. Có lẽ vì thế mà trong em luôn có những đức tính tốt của một công dân cần có. Bà còn luôn nhắc nhở em phải biết giữ gìn truyền thống của dân tộc.
Bà sống rất nhân hậu và tốt bụng. Trong xóm em ai cũng quý trọng bà. Mọi người thường lấy đức tính tốt của bà để dăn dạy các con cháu. Lời bà nhắc nhở luôn được mọi người khắc sâu trong lòng, chú ý thực hiện. Nội em cũng thường giúp đỡ mọi người trong xóm. Có lần bố em bảo: Mẹ làm vừa thôi, chú ý sức khỏe của mình chứ. Nhưng bà nội chỉ cười hiền: “Công việc vẫn trong khả năng giúp đỡ của mẹ thì mẹ giúp thôi. Đừng nhìn mong vào việc họ sẽ giúp đỡ lại mình mà hãy nhìn vào niềm vui mà mình nhìn thấy từ họ”. Đến tận bây giờ em vẫn khắc sâu câu nói ấy vào lòng và lấy nó làm phương châm sống của mình.
Mai này dù lớn khôn thế nào đi chăng nữa em vẫn sẽ luôn nhớ và yêu thương bà. Em mong bà luôn có sức khỏe tốt để dạy bảo các con cháu. Em sẽ học tập thật là giỏi để làm bà vui lòng.
Văn mẫu 3: Tả bà của em
Mở cuốn album gia đình lên, hình ảnh bà nội đang cười hiền từ nhìn lũ cháu đang chơi ngoài sân đã nằm im trong tâm trí em. Bà là người gần gũi với em nhất từ khi em mới còn nói bi bô.
Bà em năm nay đã sáu mươi tuổi rồi. Dáng người hơi gầy nhưng những bước chân của bà rất vững chắc và nhanh nhẹn. Khuôn mặt bà trái xoan với những nếp nhăn đã hằn sâu ở khóe mắt. Mắt bà đến nay đã hơi mờ. Mỗi lần ngồi đọc sách, báo bà thường đeo một chiếc kính tròn màu vàng. Có lẽ vì thế mà tri thức của bà rất lớn. Thỉnh thoảng bà còn thường dạy em môn luyện từ và câu và môn tập làm văn. Giọng nói của bà nội rất ấm áp và từ tốn khiến em dễ dàng tiếp nhận tri thức. Chính giọng nói ấy ngày ngày kể cho em nghe những câu chuyện ngụ ngôn, truyện cổ tích.
Mẹ thường bảo: “Ngày hồi trẻ bà thường phải đi công tác xa nhà nên không thể thường xuyên chăm sóc bố. Có lẽ vì thế mà bà yêu con nhiều lắm, luôn dành những điều tốt nhất cho con”. Càng ngẫm em càng thấy mẹ nói đúng. Mỗi lần em về nhà, bà đều ngồi ở chiếc ghế ở phòng khách và nói: “Về rồi à. Hôm nay lớp con có chuyện gì không?”. Em nhìn thấy bà là sẽ sà vào lòng bà thích thú kể cho bà nghe câu chuyện ở lớp: Lớp con có bạn này chưa làm bài tập về nhà nên bị cô giáo mắng. Hôm nay con được điểm tốt được cô giáo khen.
Bà nội thường chăm chút cho từng bữa cơm trong gia đình. Bà trồng vài luống rau ở trong vườn. Bà bảo: “Ăn rau này vừa sạch, vừa ngon lại tiết kiệm”. Nội em sống giản dị và cần kiệm là thế. Nội tuy tuổi đã cao nhưng rất chăm chỉ tập thể dục. Mỗi sáng bà đều cùng với mấy người hàng xóm xuống cái sân kho trong làng để tập các bài tập dưỡng sinh. Bà còn tham gia cả Hội phụ nữ của thôn. Và thường hay giúp đỡ cho nhiều người phụ nữ trong thôn. Trong thôn ai cũng quý bà cả.
Em vẫn nhớ như in lần em mải chơi đã làm gãy một cành cây mai cô Thảo tặng bà nhân dịp Tết. Lần ấy, em sợ lắm nên đã nói dối bà là con Cún nghịch làm gãy. Tối đến, nằm trong vòng tay bà mà em không ngủ được. Sáng hôm sau, em thức dậy nói sự thật với bà. Bà chỉ cười và nói: “Cháu đã biết nhận lỗi là được rồi. Nhưng cháu phải biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình bằng cách chăm sóc cho cây Mai đến khi nó mọc cành mới”. Từ sau hôm ấy, em càng gần gũi bà hơn. Hai bà cháu thường xuyên cùng nhau tưới nước cho cây, chăm cây mau lớn.
Em rất yêu bà. Bà là một người vô cùng tuyệt vời. Em mong bà sẽ sống thật lâu, thật mạnh khỏe để có thể theo dõi hành trình trưởng thành của em.
Theo: Hoàng Đan