Thuyết minh về bánh tét ngày Tết Nhâm Dần – Bài viết hay nhất đạt điểm 9, 10

Thuyết minh về bánh tét

Dàn ý

1. Mở bài: giới thiệu về chiếc bánh tét:
– Nếu như ở miền Bắc có bánh chưng thì ở miền Nam bánh tét chính là món ăn không thể thiếu, mang đậm hương vị ngày Tết.

2. Thân bài:
– Nguồn gốc của bánh tét:
+ Bánh tét chính là kết tinh của giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm
+ Từ xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau về nguồn gốc của bánh tét: Vua Quang Trung đánh quân Thanh trùng vào ngày Tết. Khi cho quân nghỉ ngơi, thì có một người đem dâng lên vua loại bánh gói trong lá chuối và có hình trụ. Ăn xong nhà vua rất thích,đã hỏi tên loại bánh này. Được biết, bánh này vợ anh gói để anh mang theo trên đường để luôn nhớ về quê hương. Nghe vậy nhà Vua rất cảm động, đặt tên là bánh tét và cho gói vào ngày Tết hàng năm.
– Nguyên liệu làm bánh tét: gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, các gia vị và lá chuối để gói bánh…
– Quy trình làm bánh:
+ Gạo nếp đại sạch rồi ngâm vài tiếng trước khi gói bánh.
+ Đỗ xanh ngâm qua và đãi sạch vỏ, thịt lợn cắt miếng dài sau đó tẩm qua chút gia vị
+ lá chuối để hơi héo rồi lau sạch
+ trải phẳng lá chuối ra rồi đổ gạo nếp lên, cho đỗ xanh và thịt vào giữa rồi bó lại. Dùng dây buộc chặt.
+ Khi nấu bánh phải để bánh ngập nước, duy trì ở 90 – 100°C trong khoảng 6 – 8 tiếng.
– Thưởng thức: Cắt bánh ra từng khoanh rồi dùng chung với củ kiệu hoặc dưa muối,…
– Sự khác biệt của bánh tét giữa các vùng miền: Ở Bình Dương, Tây Ninh vỏ bánh là đậu phộng và gạo nếp trộn chung. Ở Đồng Nai người ta dùng hạt điều để làm nhân. Cần Thơ nổi tiếng có bánh tét lá cẩm.
– Ý nghĩa của bánh tét:
+ Thể hiện tình cảm gia đình, sum họp đoàn tụ.
+ Là nét đặc trưng riêng trong ẩm thực Việt Nam. Khiến ngày tết cổ truyền thêm ý nghĩa, trọn vẹn.
3. Kết bài: Suy nghĩ, cảm nhận của em về bánh tét.

Có thể bạn quan tâm:  Dàn ý thuyết minh về con chó

Văn mẫu

Tết cổ truyền là một ngày lễ lớn của đất nước Việt Nam. Bên cạnh các hoạt động chào năm mới cùng các lễ hội mùa xuân thì ẩm thực mùa xuân cũng một phần không thể thiếu. Nếu miền Bắc có bánh chưng, thì ở miền Nam, bánh tét chính là món ăn đặc trưng, mang đậm hương vị ngày Tết.
Theo lý giải của các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, bánh tét chính là kết tinh của sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt – Chăm. Hay từ xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau về nguồn gốc của bánh tét: Vua Quang Trung đánh quân Thanh trùng vào ngày Tết. Khi cho quân nghỉ ngơi, thì có một người đem dâng lên vua loại bánh gói trong lá chuối và có hình trụ. Ăn xong nhà vua rất thích,đã hỏi tên loại bánh này. Được biết, bánh này vợ anh gói để anh mang theo trên đường để luôn nhớ về quê hương. Nghe vậy nhà Vua rất cảm động, đặt tên là bánh tét và cho gói vào ngày Tết hàng năm.
Trước khi bắt tay vào làm bánh, người thợ cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu. Đó chính là gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, cùng các loại gia vị và lá chuối để gói bánh. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm từng vùng miền mà sẽ chuẩn bị thêm các nguyên liệu cho phù hợp.
Tiếp đến là quy trình làm bánh. Gạo nếp sau khi đãi sạch sẽ được đem ngâm vài tiếng hoặc qua đêm. Đây là bước quan trọng, giúp chiếc bánh thơm và dẻo hơn. Lá dùng để gói bánh là lá chuối. Sau khi cắt từ vườn về, lá chuối sẽ được rọc nhỏ theo kích cỡ của chiếc bánh rồi đem phơi cho hơi héo lại và lau sạch. Nhân bánh là đỗ xanh và thịt lợn. Đỗ xanh sẽ được ngâm và đãi sạch vỏ. Còn thịt lợn sẽ cắt miếng dài vừa ăn sau đó tẩm ướp chút gia vị cho đậm đà. Tiếp theo là quy trình gói bánh. Để có một chiếc bánh đẹp mắt thì phải dùng lá chuối thật phẳng, không bị rách, thủng. Lá sẽ được quét một lớp dầu mỏng để tránh bị dính. Cho gạo nếp lên lá rồi dải phẳng, sau đó bỏ nhân đỗ và thịt lợn vào trong. Bó lại thật khéo rồi dùng dây buộc lại cho thật chặt. Bánh được đem đi luộc phải để ngập trong nước. Duy trì nhiệt độ 90 đến 100°C. Sau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng, bánh sẽ được vớt ra. Bánh nấu xong vẫn chưa ăn ngay được, phải xấu lại thành từng chùm rồi treo lên trần bếp để bánh ráo nước.
Bánh tét khi hoàn thành sẽ được dâng lên bàn thờ tổ tiên, sau đó con cháu mới thưởng thức. Bánh ngon là khi mở ra không bị dính lá. Phần vỏ phải dẻo và mịn. Nhân phải vừa ăn và mang hương vị hòa quyện. Khi ăn người ta sẽ cắt bánh ra thành những khoanh tròn rồi dùng chung với củ kiệu hoặc dưa muối, như vậy sẽ không bị ngán.
Bánh tét thơm ngon và mang hương vị đặc trưng của từng vùng miền. Ở Bình Dương và Tây Ninh, người ta sử dụng đậu phộng trộn chung với gạo nếp để làm vỏ bánh. Bánh tét nơi đây thơm thơm bùi bùi hòa quyện của nếp và đậu phộng thật khó quên. Ở Đồng Nai, người ta thường dùng hạt điều để làm nhân bánh tạo nên một hương vị đặc biệt không lẫn đi đâu được. Ở Cần Thơ lại có món bánh tét lá cẩm. Với màu sắc bắt mắt cùng hương vị đặc trưng, bánh tét nơi đây làm níu chân mọi thực khách ngay khi lần đầu thưởng thức.
Với lớp vỏ gạo nếp bó chặt lấy phần nhân bên trong, bánh tét mang ý nghĩa tượng trưng cho sự gắn bó của các thành viên trong gia đình. Không chỉ có mặt trong ngày Tết bánh tét còn là một món ăn quen thuộc trong mỗi mâm cơm của người Việt. Nó đã tạo nên một nét đặc trưng riêng trong ẩm thực Việt Nam. Góp phần làm cho ngày Tết cổ truyền thêm ý nghĩa và trọn vẹn.
Bánh tét ngon và mang hương vị đặc biệt nên được mọi người yêu thích. Ngày nay không chỉ ở miền Nam mà bánh tét còn trở thành món ăn quen thuộc mang hương vị của miền Bắc. Nó đã tạo nên một nét ẩm thực đặc sắc và phong phú không thể trộn lẫn.

Để lại Lời nhắn