Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em – Những bài văn mẫu lớp 5 đặc sắc nhất

Bài văn mẫu 1: Truyền thuyết Thánh Gióng

“ Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

 

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn năm

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!”

Những câu thơ trên của Tố Hữu đã làm sống lại cả một thời kì anh hùng chống giặc Ân của nhân dân ta. Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng phi thường, cao lớn đã thể hiện rõ lòng quyết tâm đánh đuổi quân thù trong thời kì ấy. Sau đây em xin được phép kể lại câu chuyện.

Vào thời hùng Vương thứ 6, có hai vợ chồng ông lão, có tiếng phúc đức, nhưng họ mãi vẫn chưa có con. Một hôm, người vợ đi ruộng, thấy có một vết chân lạ. Bà ướm thử rồi về nhà có thai. Vì mang thai Thái Tử – con của trời – mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu bé khôi ngôi, tuấn tú. Bà đặt tên con là Thánh Gióng. Thánh Gióng lớn lên như những đứa trẻ khác nhưng ba tuổi rồi mà cậu vẫn chưa biết nói, không biết cười, đặt đâu thì nằm đấy.

Lúc ấy, giặc Ân độc ác kéo quân sang đô hộ nước ta. Nhà vua cho sứ giả đi mời người tài khắp nơi về tụ hội giúp nhân dân đánh giặc. Thánh Gióng bỗng cất tiếng nói đầu tiên:

Có thể bạn quan tâm:  Đề thi lịch sử lớp 5 cuối học kỳ 2 – Bản mềm chi tiết

– Mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!

Nghe vậy, người mẹ liền đi gọi sứ giả ngay cho Gióng. Thánh Gióng nói với sứ giả:

– Ông hãy chuẩn bị cho ta một con ngựa sắt, một bộ áo sắt, một thanh roi sắt, ta sẽ đi đánh giặc cho.

Sứ giả vui mừng ngay lập tức trở về thông báo với nhà vui. Nhà vua lệnh cho người làm theo lời Gióng.

Từ đó, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may đã đứt chỉ. Bà con phải góp gạo đến nuôi Gióng. Hình ảnh góp gạo ấy đã một lần nữa nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm không phải của riêng ai cả mà là của cả đồng bào, của cả dân tộc.

Giặc Ân đã tràn vào núi Châu, sứ giả đem đồ đến. Gióng mặc quần áo và vươn vai thành tráng sĩ. Thánh Gióng cữa ngựa đi đánh giặc. Bên đường, thanh sắt bị gãy Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc. Giặc đã tan, con trai của nhà trời liền trở về nhà.

Để tỏ lòng biết ơn Thánh Gióng nhà vua đã phong người là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà. Hiện nay, đền thờ Hùng Vương làm để thờ Thánh Gióng đặt ở Sóc Sơn.

Dù đã trải qua rất nhiều năm nhưng truyền thuyết Thánh Gióng vẫn được lưu truyền trong nhân gian để tượng trưng cho sức mạnh và niềm tự hào dân tộc của ông cha. Để tiếp nối truyền thống đó, mỗi thế hệ tương lai phải học tập và lao động thật tốt để xứng đáng là một người con đất Việt.

Có thể bạn quan tâm:  Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt

Bài văn mẫu 2: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Lũ lụt diễn ra hằng năm trên đất nước ta đặc biệt là khu vực miền Trung. Để giải thích hiện tượng thiên nhiên này, ông cha đã xây dựng nên truyền thuyết “Sơn tinh, Thủy tinh” vô cùng hấp dẫn.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái  xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Mị Nương là người con gái xinh đẹp nhất vùng, thùy mị, nết na. Đến tuổi gả chồng ai ai cũng muốn được ứng của làm phò mã. Vua cha vì thương yêu con gái mà muốn kén cho nàng một người chồng tài giỏi, yêu chiều nàng hết mực.

Trong tất cả các ứng viên vua hài lòng nhất hai chàng trai khôi, tuấn tú. Một người tên là Sơn Tinh, chúa miền non cao, bờ đất rộng lớn đi mãi không hết. Chàng có tài dỡ núi, dời non. Người kia là Thủy Tinh vua miền nước thẳm. Chàng lại có tài không kém Sơn Tinh đó là hô mưa, gọi gió. Nhà vua ưng lắm, nhưng công chúa chỉ có một chồng bèn phán:

– Hai chàng đều tài giỏi cả, ai cũng xứng đáng làm rể của ta. Nhưng ta chỉ có một người con gái thôi. Nên ngày mai ai mang xính lễ đến trước thì ta gả con gái cho. Mỗi người hãy chuẩn bị cho ta một trăm tệp cơm nếp, hai trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Thôi các người về chuẩn bị đi.

Có thể bạn quan tâm:  Viết thư cho bạn kể về ước mơ của em - Bài văn mẫu lớp 5 hay nhất.

Sơn tinh vì là chúa miền non nên tìm được lễ vật nhanh hơn Thủy Tinh liền được đón Mị Nương về trước. Thủy Tinh đến sau không đón được dâu liền đùng đùng nổi giận đem quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh làm bầu trời nổi lên giông tố, làm thành mưa to. Nước mưa càng ngày càng cao làm ngập nhà cửa, ruộng vườn, cây cối. Người dân oán hận vô cùng. Thủy Tinh còn lệnh cho thuồng luồng, thủy quái đánh bắt Sơn Tinh.

Sơn Tinh cũng rất bình tĩnh sơ tán người dân. Chàng rời từng quả đồi, bốc từng dãy núi ngăn chặn dòng nước của Thủy Tinh.  Người dân và muông thú quanh vùng hợp lực ném những tảng đá to vào thủy quái. Thủy Tinh giận dữ, mưa gió mạnh hơn. Sơn Tinh cũng không yếu thế, Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu chàng dâng núi cao bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau hồi lâu mà vẫn chưa phân thắng bại. Cuối cùng quân số của Sơn Tinh đông hơn bèn đánh đến khi Thủy Tinh chịu thua. Mặc dù, rút quân về nhưng hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

Câu chuyện chính là lời động viên, cổ vũ bản thân của ông cha ta. Dù có bão lũ, mưa to thế nào thì với sức mạnh đoàn kết, dân ta cũng sẽ vượt qua được khó khăn. Để hưởng ứng tinh thần ấy, dù là người dân miền Bắc hay Nam hãy chung tay giúp đỡ những người miền Trung đang phải gánh chịu những trận lũ tàn khốc này.

Một bình luận

  1. Ngọc

Để lại Lời nhắn