Phân tích bài thơ “Từ ấy” lý tưởng sống cao đẹp của cuộc đời

Để có thể giúp các em hiểu rõ hơn về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu. Giaovienvietnam.com sẽ có bài văn mẫu về phân tích bài thơ “Từ ấy”. Các em cùng xem qua nhé!

Phân tích bài thơ “Từ ấy”

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”

Chỉ mới mở đầu của bài thơ, tác giả Tố Hữu đã thể hiện được sự hồ hởi, đầy tự hào. Đó là cảm giác khi ông tìm ra con đường, lý tưởng sống mới cho cuộc đời của mình. Thứ ánh sáng đã “bừng” lên như nắng mùa hạ để xóa tan đi những đen tối của cuộc đời. Thứ chân lý mà tác giả nhắc tới chính là lý tưởng cộng sản.

Từ khi tìm ra lý tưởng sống của cả cuộc đời. Tác giả cảm nhận cuộc sống đầy tươi mới. Tâm hồn luôn dâng tràn cảm xúc vui sướng khó tả. Để từ đó, tác giả nhận ra được trách nhiệm của mình với cuộc đời:

“Tôi buộc hồn tôi với mọi người

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Tác giả nhận ra rằng, không thể sống riêng lẻ, mà phải có sự đoàn kết giữa anh em với nhau. Mỗi con người khi có chung một lý tưởng sống sẽ giúp mối quan hệ trở nên gắn kết, yêu thương và tạo nên sức mạnh dân tộc.

Có thể bạn quan tâm:  Nghị luận bảo vệ môi trường – Bài văn hot nhất

Tham khảo thêm bài viết phân tích bài thơ Từ ấy đầy day dứt thê lương.

Mong muốn được hòa mình vào cộng đồng của Tố Hữu

“Tôi đã là con của vạn nhà

Không áo cơm cù bất, cù bơ…”

Trong đoạn cuối của bài thơ, Tố Hữu đã khẳng định mình chính là đứa con trong một đại gia đình cách mạng. Chung một gia đình yêu thương. Dù không cùng máu mủ, ruột thịt nhưng họ chung một mục tiêu cách mạng “Vì hòa bình, thống nhất dân tộc”.  Tố Hữu đã từ bỏ cái tôi của mình để hòa vào cuộc sống nghèo khổ của dân tộc lúc bấy giờ. Đặc biệt, ông đã cảm nhận được niềm vui, sự yêu thương giữa những con người có cùng lý tưởng để sống.

Vừa rồi là bài văn phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. Hy vọng đây sẽ là tư liệu để các em tham khảo.

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn