Phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ” bài thơ đẫm nước mắt

Vĩ Dạ là một địa danh xuất hiện nhiều trong những bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử. Tác phẩm thể hiện cái tài lại vừa thể hiện cái tình, cái tâm của nhà thơ. Tuy ông có một cuộc đời khắc nghiệt nhưng những áng văn chương lại say đắm lòng người. Thơ ông vừa trong trẻo, tinh khiết lại có phần bí ẩn tạo nên nét hấp dẫn riêng.

“Đây thôn Vĩ Dạ” là kiệt tác Hàn Mặc Tử dành tặng cho xứ Huế mộng mơ. Bài phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ” dưới đây sẽ giúp bạn nắm được ý nghĩa của bài thơ này.

Tham khảo bài mẫu phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ”

Bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Bốn câu thơ là nhà thơ tự hỏi mình, cũng là lời thầm trách bản thân. Nhưng ý nghĩa sâu xa là niềm khao khát được về thôn Vĩ của ông.

Xứ Huế thương nổi tiếng với con sông Hương lặng lờ mềm mại và sự yên bình cổ kính. Huế hiện lên trong thơ Hàn Mặc Tử cũng rất đẹp với “nắng hàng cau”, “vườn xanh như ngọc”… Một màu xanh của vẻ đẹp, của sức sống tràn trề mãnh liệt. Những tán cành cây được sương đêm gột rửa trở thành cành lá ngọc. Một màu sắc cao quý, lấp lánh, trong trẻo. Nó làm cho cả vườn cây sáng bừng lên. 

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích bài thơ Từ ấy đầy day dứt thê lương

Đặc biệt là sự xuất hiện của một khuôn mặt “chữ điền” lấp ló sau hàng trúc xanh. Tất cả vẽ nên bức tranh thiên nhiên thanh thoát, sáng ngời và thuần hậu.

Vì tình yêu sâu nặng đối với thôn Vĩ mà tác giả đã có những vần thơ tuyệt vời này. Đặc biệt ai sinh ra và lớn lên ở xứ Huế thì mới hiểu và thấm thía ý nghĩa đặc biệt.

Phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ” – Nỗi lòng, sự cô đơn trong tâm hồn của tác giả

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Có chở trăng về kịp tối nay?

Khổ thơ thứ 2 lại mở ra không gian sông nước cô quạnh, như chính nỗi lòng của nhà thơ. Khi phân tích bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, cần chú ý thời điểm ra đời của tác phẩm này. Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ khi đang mang trong mình căn bệnh phong nan y. Từng hình tượng “gió”, “mây”, “dòng nước”… đều chia tách, xa rời.

Gió và mây để gợi buồn vì sự trôi nổi, xa cách. Dường như đôi lứa không thể gặp gỡ để cùng đồng hành. Đây cũng là cảm giác của nhà thơ trong xa cách thương nhớ đối với người mình yêu. Nỗi buồn về sự chia ly, tiễn biệt đọng lại trong chúng ta một nỗi niềm khó tả. Không như khổ thơ đầu với giọng văn tràn đầy sức sống mà là một là một nỗi buồn u uất.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù - Ngữ văn 11

Đến cả “thuyền” và “trăng”, hai hình tượng quen thuộc trong thơ ông, cũng gấp gáp trong nỗi sợ chia xa.

Trăng trên sông Hương thật mơ mộng làm cho cảnh vật trở nên huyền ảo lung linh. Trong nỗi nhớ nhung mơ màng của ông thì trăng và thuyền đã thành vật thể có linh hồn. Có thể nói Hàn Mặc Tử là nhà thơ tả dòng Hương Giang với nét huyền ảo đặc biệt nhất. Câu thơ gợi tả một tâm hồn khiến người đọc rung động trước vẻ đẹp của xứ Huế. 

Tất cả nói lên nỗi lòng lo âu, thê lương của tác giả trước nỗi lo về bệnh tật và cái chết.

Phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ”- Đoạn tiếp theo

– Tư tưởng lạc vào miền hư ảo, nhớ thương

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Khổ thơ cuối, tác giả như lạc trong miền suy tưởng “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Là những kỷ niệm về Huế và hình ảnh người thiếu nữ thôn Vĩ hiện lên đậm nét. Cô gái Huế của nhà thơ có nét hư hư, thực thực cả về không gian và thời gian. Nên hình ảnh người thiếu nữ trở nên xa vời và không có một kết thúc tươi đẹp. Là áo trắng hay chính tác giả đang ở trong một không gian chỉ toàn màu trắng tang thương?

Có thể bạn quan tâm:  Nghị luận bảo vệ môi trường – Bài văn hot nhất

Phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ” tâm tình của nhà thơ

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

Người thi sĩ không tả cảnh mà đang diễn tả nội tâm, tâm trạng của chính mình. Sau cùng là biết bao tình cảm thầm kín dành cho người mình yêu thương trong câu thơ ấy. Những cô gái Huế kín đáo, ẩn hiện trong sương khói không biết là hư hay thực. Ông tự hỏi họ có thực sự yêu sâu đậm như ta đã dành tình yêu cho họ. Tác giả không dám khẳng định về tình cảm của người con gái Huế, ông chỉ nói:“Ai biết tình ai có đậm đà”. Nhưng trong trái tim người thi nhân chưa bao giờ nguôi tắt niềm đam mê sống và khát vọng yêu thương.

Qua bài phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ”, bài thơ toát lên niềm yêu thương quê hương tươi đẹp. Ngoài ra còn là niềm ham sống, khao khát yêu thương của tác giả dù đang gần kề cái chết. Nên nhà thơ muốn níu kéo cuộc sống bằng tình yêu, dù đó là một tình yêu đơn phương. Dù trải qua bao năm tháng thì cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn làm lay động, day dứt lòng người. Có gì đẹp hơn lòng ham sống và khát yêu của một con người!

Bài viết phân tích “Đây thôn Vĩ Dạ” chi tiết ở trên sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em làm bài thi thật tốt. 

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn