Cảm nhận 14 câu thơ giữa đoạn trích Trao Duyên

Truyện Kiều là tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Là tác phẩm mẫu mực cổ điển khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc. Cảm nhận 14 câu thơ giữa đoạn trích Trao duyên sẽ cho chúng ta thấy điều đó chân thực hơn.

Những cảm xúc lạ khi cảm nhận 14 câu thơ giữa đoạn trích Trao duyên

Đoạn trích thuộc đoạn mở đầu cho cuộc đời bi thương, ngang trái của Thúy Kiều. Đây là đoạn thơ nói về việc Thúy Kiều nhờ cậy em gái trả nghĩa trao duyên cho chàng Kim. Trao duyên ở đây là gửi tình, gửi duyên cho người khác, để tiếp nối mối tình dang dở của mình. 

Khi được em gái thuận lòng chấp nhận Kiều còn trao ra kỷ vật để dứt khoát với chàng Kim. Dù trong lòng rất đau xót nhưng nàng vẫn muốn em gái và người yêu không quên mình. Rồi nàng còn tượng ra cảnh sau này của em gái mình và người mình yêu thương như thế nào.

Tham khảo thêm bài viết phân tích Trao duyên – Chuyện nàng Kiều lỡ bước.

Với nàng duyên đã hết, cuộc sống cũng kết thúc từ đây. Dù không còn trên cõi đời nhưng tâm tư tình cảm nàng vẫn luôn mang theo. Thậm chí khi đã chết thì nàng vẫn mang nặng lời thề. Nàng tự ví mình như “bồ liễu”, “trúc mai” tuy mảnh mai yếu đuối nhưng lại vô cùng thanh cao. Kiều luôn muốn được rửa oan khuất khi bị tước mất quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích cảnh ngày hè - Tổng hợp văn mẫu đặc sắc

Nỗi đau chia sẻ tình duyên

Mở đầu 14 câu thơ giữa là hình ảnh những kỷ vật tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều. “Chiếc vành” và “bức tờ mây” là những chứng nhân cho mối tình tuyệt đẹp ấy. Nhưng giờ đây, Thúy Kiều đành ngậm ngùi trao lại cho em để thay mình hoàn thành tơ duyên. “Duyên này thì giữ vật này của chung”. Tình yêu mà phải “chung”, phải sẻ chia, nghe chua chát và đau xót làm sao! Mà phải chính tay mình chia sớt tình yêu của mình thì càng tuyệt vọng. Để đi đến quyết định ấy, Kiều đã phải đắn đo đến trắng đêm. Và kể từ lúc trao cho em những kỷ vật ấy, nàng cũng coi như mình đã chết:

“Dù em nên vợ nên chồng,

Xót thương mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”

Thúy Kiều trao đi và cũng mong Thúy Vân sẽ gìn giữ, nối tiếp mối duyên của mình. Nàng hy vọng em sẽ không quên mình, không quên sự hy sinh của mình. Và nàng vẫn âm thầm giữ lại những “kỷ vật” khác, sâu kín hơn, trừu tượng hơn. Đó là hương trầm và phím đàn mà nàng và chàng Kim thuở còn bên nhau.

Thúy Kiều dự cảm về cái chết

“Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”

Đây là 4 câu thơ mà Kiều dự cảm rõ nhất về cái chết của mình. Và thực ra cả đoạn thơ này đều là những nỗi đau giằng xé tưởng như có thể chết đi. Một thiếu nữ sắc hương rực rỡ như bông hoa lại phải lìa cành, xa rời gia đình, tình duyên. Tương lai của Kiều chỉ là một khoảng không mù mịt.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích bài ca dao khăn thương nhớ ai chi tiết đầy ý nghĩa

Nàng không biết trông đợi vào điều gì, chỉ có thể âm thầm thu xếp để yên lòng ra đi. Và lần ra đi này nàng chẳng xác định còn cơ hội trở về. Nàng chỉ mong rằng khi em nên duyên với chàng Kim thì luôn nhớ đến linh hồn nàng. Đó là sự an ủi cuối cùng, để nàng ở thế giới bên kia đỡ cô quạnh, lẻ loi. Nàng cũng để lại “ám hiệu” cho em biết khi quay về là cơn gió “hiu hiu” tội nghiệp. Vì quan trọng nhất, dù có chết đi, nàng vẫn không quên lời thề cùng chàng Kim:

 “Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”

Xã hội phong kiến bất công, thối nát

Suy cho cùng, chỉ vì hoàn cảnh xô đẩy mà Kiều phải trao duyên cho em. Nhưng bản thân nàng không thể nào quên được những lời hẹn thề son sắt cùng người yêu. Chính vì thế, nàng có thể trao đi kỷ vật, có thể nhường lại nhân duyên. Nhưng trái tim nàng vẫn không thể lãng quên, nguôi ngoai nỗi đau ấy. Thân phận nàng dù chỉ mỏng manh như liễu nhưng vẫn quyết thanh cao ngay thật như trúc mai. Nàng vẫn hy vọng được rửa sạch nỗi oan thấu trời đã khiến nàng phải từ bỏ hạnh phúc riêng.

Cảm nhận 14 câu thơ giữa đoạn trích Trao Duyên – Nội dung chính ở phân đoạn này nói về những dự cảm và day dứt của Kiều. Khi trao lại mối duyên “se tơ kết tóc” cho em, nàng cũng coi như mình đã chết. Nguyễn Du đã diễn tả tài tình tâm lý nhân vật, đồng thời thể hiện sự xót thương cho Kiều. Đây cũng là tiếng nói nhân văn đầy phẫn uất của ông với xã hội phong kiến thối nát, bất công.

Có thể bạn quan tâm:  Phân tích Trao duyên làm xót xa lòng người!

Tác giả đã nhìn thấu nỗi khốn khổ của con người trong xã hội cũ. Và Nguyễn Du muốn lên tiếng che chở cho nhu cầu hạnh phúc cơ bản, vốn có của con người. 

Hoài Thương ST

Để lại Lời nhắn