Bằng những nét cọ thuần khiết, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cảnh vật trong Câu cá mùa thu bình dị, nhẹ nhàng nhưng ám ảnh trong người. Cùng theo dõi bài nghị luận Câu cá mùa thu dưới đây để hiểu hơn về vẻ đẹp đó.
Nghị luận Câu cá mùa thu – vẻ đẹp an nhiên của cảnh vật
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến được gợi mở ra bởi hai mặt đối lập vừa cân đối hài hòa. Đó là “ao thu lạnh lẽo” với “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo. Ta nhận thấy mùa thu như đang len lỏi vào chính tâm hồn thi sĩ, lan tỏa trang thơ. Cảnh thu – theo cảm nhận của thi sĩ – dù đẹp nhưng đượm buồn. Và mọi chuyển động của cảnh vật đều được cảm nhận tinh tế, dù rất nhỏ. “Lá vàng” “khẽ đưa” nhưng lại là đưa “vèo”. Cái gấp gáp trong tĩnh lặng đã được thu vào tầm mắt. Góp phần tô điểm cho mùa thu tĩnh tại đến an lòng.
Tham khảo thêm bài viết nghị luận bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh.
Sự cô đơn của một tâm hồn
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Bằng câu chữ mộc mạc và đôn hậu, nhà thơ như thổi hồn vào mọi thứ xung quanh. Ta có thể cảm nhận được sự quạnh hiu của cảnh, đồng thời là cái cô đơn của tâm hồn. Hình ảnh con người xuất hiện chẳng khiến cho mọi thứ có thêm sức sống. Mà dường như, tình cảnh đó là bởi “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” ( Nguyễn Du). Nỗi lo đó xuất phát từ sự ưu thời mẫn thế, là nỗi thương nước thương dân. Cốt cách thanh cao của người thi sĩ đã làm nên một Câu cá mùa thu sống với lòng người.
Giờ đây, hãy tự tin mà đặt bút viết theo cảm nhận của mình nhé. Mong rằng em sẽ có cho mình bài văn thật xuất sắc!
Hoài Thương ST