Tóm tắt truyện “Bánh chưng, bánh giầy” mẫu 1
“Bánh chưng, bánh giầy” kể về chuyện Vua Hùng thứ sáu truyền ngôi cho con trai. Nhưng ông có hai mươi người con nên không biết chọn người nào cho xứng đáng. Ông bèn gọi các con đến và bảo: sắp đến lễ Tiên vương, nếu ai làm lễ hợp ý vua thì sẽ được truyền ngôi. Các lang ai cũng muốn lên ngôi nên ra sức là cỗ lớn. Họ sai người lên rừng xuống biến tìm vật quý để dâng lên. Trong đó có Lang Liêu, chàng là con thứ 18, mẹ mất sớm. Lang Liêu hàng ngày chỉ lo việc đồng áng nên nhà không có gì dâng lên ngoài lúa, khoai. Lang Liêu rất phiền lòng.
Một đêm, chàng mơ có thần đến bảo: trên trời đất không có gì quý bằng gạo, gạo là thứ ta làm ra, ta ăn hàng ngày nên hãy dùng gạo làm bánh dâng lên vua. Làng Liêu tỉnh dậy vui mừng làm theo. Chàng chọn thứ gạo nếp thơm, trắng, hạt tròn đều, đem vo thật sạch. Chàng dùng đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong gói thành hình vuông. Nấu một ngày một đêm. Cũng thứ gạo nếp ấy chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn tròn.
Ngày lê Tiên vương, các lang mang sơn hào hải tới, nhưng vua ưng ý bánh của Lang Liêu và chọn lên tế Trời, Đất và Tiên Vương. Lễ xong mọi người đem bánh ra ăn ai cũng tấm tắc khen. Vua đặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng, tượng là Đất, bánh hình trời tượng là tời, đặt là bánh giầy. Lang Liêu dâng lễ vật hợp ý nên được nối ngôi vua. Từ đất, nhân dân ta có phong tục Tết làm bánh chưng, bánh giầy.
Tóm tắt truyện “Bánh chưng, bánh giầy” mẫu 2
Vua Hùng lúc về già muốn truyền ngôi nhưng chưa biết chọ ai trong hai mươi người con trai. Giặc ngoài đã được dẹp yên, nhưng ông muốn vị vua tương lai phải biết lo cho nhân dân có dời sống ấm no. Vua gọi các con đến và bảo: “Năm nay nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám”.
Các lang trở về đua nhau tìm của ngon vật lại trên rừng dưới biển để dâng lễ. Chỉ có người con thứ mười tám, Lang Liêu, thiệt thòi từ nhỏ. Chàng quan năm gắn bó với đồng áng, nhà chàng chỉ lúa, khoai là nhiều. Chàng rất buồn lòng. Một đêm, chàng mơ thấy một vị thền mách rằng hãy dùng gạo làm bánh dâng vua, không có gì quý bằng gạo, gạo nuôi sống con người. Thức dậy lang lieu vui vẻ làm theo. Chàng chọn thứ gạo nếp ngon nhất làm hai loại bánh. Loại thứ nhất, chàng để nguyên gạo, dùng đậu xanh và thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn để gói thành hình vuông. Loại bánh này phải luộc một ngày một đêm. Còn loại bánh còn lại thì chàng đem gạo đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.
Đến ngày lễ Tiên vương, trong vô số của ngon vật lạ thì vua lại chọn hai thứ bánh của Lang Liêu dâng lên tế Trời, Đất, Tiên vương. Sau khi lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn, ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua đặt tên cho thứ bánh hình tròn, tượng là đất là bánh giầy. Thứ bánh hình vuông tượng là đất, có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng là cầm thú, cây cỏ muôn loài, vua đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, ngụ ý là đùm bọc nhau. Lang Liêu dâng lễ hợp ý, được vua truyền ngôi cho. Từ đây, cứ đến ngày Tết, nhân dân ta lại làm bánh chưng, bánh giầy.
Tóm tắt truyện “Bánh chưng, bánh giầy” mẫu 3
Hùng Vương thứ 6 lúc về già muốn truyền ngôi, nhưng ông có 20 người con không biết chọn người nào cho xứng đáng. Nhà vua gọi các con lại và bảo rằng nhân lễ Tiên vương ai làm lễ vừa ý người sẽ truyền ngôi báu cho. Các lang ai cũng muốn ngôi báu nên cố làm vừa ý vua. Nhưng không ai biết ý vua cha như thế nào. Họ đua nhau lên rừng, xuống biển tìm những của quý, làm cỗ thật hậu thật ngon đi lễ Tiên vương. Trong số các lang, có Lang Liêu là người con thứ 18. Chàng mất mẹ từ bé, sau khi ra ở riêng chàng chỉ chăm lo việc đồng áng. Vì vậy lễ Tiên vương chàng không có dâng lên ngoài gạo khoai khiến chàng rất buồn lòng.
Một đêm, chàng mơ có thần bảo chàng hãy dùng gạo làm bánh để làm lễ Tiên vương. Thức dậy, Lang Liêu vui mừng làm theo. Chàng chọn thứ gạo nếp dẻo, thơm, hạt chọ đều làm hai thứ bánh một hình vuông, một hình tròn. Bánh hình vuông chàng dùng đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong gói rồi luộc một ngày một đêm. Bánh hình tròn chàng đồ lên, giã nhuyễn rồi nặn tròn.
Đến ngày Lê tiên vương, vua Hùng đã chọn hai thứ bánh của chàng để tế Trời, Đất, Tiên Vương. Khi lễ xong, vua sai người đem bánh ra ăn cùng quần thần, ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua đặt tên cho bánh hình vuông là bánh chưng, bánh hình tròn là bánh giầy. Bánh trưng hình vuông có gạo, thịt, đậu tượng trưng cho muôn thú, cây cỏ tượng cho Đất. Đồng thời bánh được bọc ngoài bằng lá dong thể hiện sự đùm bọ lẫn nhau. Bánh giầy hình tròn tượng cho Trời. Vua cũng rất vừa ý về ý nghĩa của hai chiếc bánh và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, nhân dân ta sẽ làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết để thắp hương và ăn.
Bạn đọc tham khảo thêm Thuyết minh về bánh chưng ngày tết.
Bạn đọc tham khảo thêm Tóm tắt truyện “Bánh chưng, bánh giầy”