Biến cố xung khắc là gì?Tổ hợp,xác suất,quy tắc đếm

Biến cố là một kiến thức các bạn được học trong chương Tổ hợp – xác suất trong Toán 11. Trong mối quan hệ của biến cố thì biến cố xung khắc là kiến thức được chúng tôi nhắc tại đây. Vậy biến cố và biến cố XK là gì?

Biến cố và biến cố xung khắc.

Biến cố là tập con của không gian mẫu. Trong đó, biến cố có mỗi quan hệ mật thiết với phép thử. Nếu biến cố A liên quan đến phép thử T thì biến cố A xảy ra hay không sẽ tuỳ thuộc vào T.

Trong các mối quan hệ giữa các biến cố, có một số quan hệ sau:

  • Quan hệ kéo theo
  • Biến cố đối.
  • Tổng của các biến cố
  • Tích của các biến cố
  • Hai biến cố tương đương
  • Biến cố xưng khắc.

Trong đó, biến cố xung khắc được định nghĩa là khi có hai biến cố không thể đồng thời xảy ra trong một phép thử. Kí hiệu là A ∩ B = Ø. Ví dụ: khi tung hai con xúc xắc, A là biến cố “ xuất hiện hai con xúc xắc cùng chấm” và B là biến cố “xuất hiện hai con xúc xắc khác chấm”. Ta nói rằng A và B là hai biến cố xung khắc, vì A và B không thể cùng xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:  Phương trình chính tắc và mẹo học tọa độ phẳng

Kinh nghiệm làm toán tổ hợp xác suất, quy tắc đếm, biến cố và phép thử.

Các bài toán trong chương tổ hợp xác suất đề liên quan mật thiết với nhau. Nhưng, các công thức tính toán của mỗi dạng toán sẽ khác nhau. Do đó, các bạn cần chú ý học thuộc công thức, tránh nhầm lẫn khi áp dụng vào bài toán.

Đây là bài toán có thể xuất hiện trong đề thi THPT QG nên các bạn cần lưu ý.

Biến cố xung khắc là gì?

Biến cố xung khắc là gì?
Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm:  Thu Hoài

Để lại Lời nhắn